Thế giới những điều bí ẩn: Bí ẩn của Kim Tự Tháp châu Mỹ
Nói đến Kim Tự Tháp chắc hẳn mọi người sẽ nghĩ tới Ai Cập. Ở miền Bắc châu Mỹ La Tinh từ Mexico đến Nicaragua, có số Kim Tự Tháp vượt xa tổng số Kim Tự Tháp của Ai Cập. Nhưng tại sao Kim Tự Tháp Ai Cập lại nổi tiếng khắp năm châu bốn biển, còn Kim Tự Tháp châu Mỹ lại ít người biết đến?
Nguyên nhân là do bộ lạc dân tộc xây dựng Kim Tự Tháp, trước sau đều đột nhiên biến mất. Tất cả các Kim Tự Tháp và hàng trăm thành phố, thị trấn lớn nhỏ vây quanh chúng cũng bị rừng rậm nhiệt đới nuốt, trong đó đại bộ phận bị chìm sâu trong lòng bùn đất, biến mất khỏi tầm mắt con người.
Đầu thế kỷ XX, một cuộc khai quật khảo cổ với quy mô lớn, bước đầu con người đã vén được bức mạng che mặt của Kim Tự Tháp châu Mỹ. Châu Mỹ có khoảng 20 Kim Tự Tháp to nhỏ, được xây dựng vào thế kỷ XIV trước Công nguyên đến thế kỷ VIII trước Công nguyên. Từ quy mô hùng vĩ và nghệ thuật kiến trúc điêu luyện của Kim Tự Tháp châu Mỹ, người ta nhận thấy vẻ đẹp của chúng không kém vẻ đẹp của Kim Tự Tháp Ai Cập, thậm chí có Kim Tự Tháp còn vượt cả Kim Tự Tháp Ai Cập.
Kim Tự Tháp Ai Cập là phần mộ của các Pharaon, nhưng Kim Tự Tháp của châu Mỹ lại không phải như thế. Kim Tự Tháp châu Mỹ đại bộ phận là tế đàn để hiến tế các vị thần thánh và cúng lễ. Kim Tự Tháp do các khối hình vuông tạo thành, từng tầng một xếp chồng lên nhau, thu nhỏ dần lên phía trên; có 4-5 tầng, có cái tới 20 tầng; cao nhất tới 80m. Xung quanh tháp hoặc 2 mặt tháp là các bậc đá dốc đứng. Theo từng bậc, người ta có thể lên tới đỉnh tháp, trên đỉnh tháp rộng rãi đều lập tế đàn hoặc xây dựng miếu thần. Ngoài việc tiến hành nghi lễ tế lễ thần vào các ngày tế lễ đặc biệt để cầu xin giải trừ thiên tai ra, một ngày người ta còn lên đỉnh tháp thờ cúng thiên thần 4 lần. Bên trong Kim Tự Tháp được đắp bằng đất, cát, sỏi, đá – đây là điều khác biệt với Kim Tự Tháp Ai Cập.