Thế giới những điều bí ẩn: Bí ẩn về bức chân dung phụ nữ da trắng ở châu Phi 7000 năm trước
Namibia nằm ở phía Tây Nam đại lục châu Phi, toàn bộ từ Tây sang Đông được chia làm ba khu vực địa lý tự nhiên: Sa mạc Namibu, cao nguyên miền Trung và sa mạc Kalahari.
Sa mạc Namibu là một dải dài hẹp gồm các cồn cát và đá trần bụi, là một trong những khu vực khô hạn nhất thế giới. Do ở đây nhiều năm không có mưa, khí hậu ác độc dị thường nên bị cát trôi bao phủ. Có những cồn cát cao 250m, dài hàng chục km tạo thành một vùng đất hoang cằn cỗi.
Núi Bolandebaica có độ cao 2.610m so với nước biển là ngọn núi cao nhất sa mạc.
Nơi đây có bức họa trên đá nổi tiếng thế giới. Đó là bức chân dung người phụ nữ da trắng quý tộc. Chính vì nó xuất hiện ở nơi xa xôi hoang vắng nên càng gây sự chú ý, thu hút những ánh mắt nghi hoặc, không thể hiểu nổi của rất nhiều người.
Năm 1927, một kỹ sư người Pháp đã phát hiện ra trên mảnh đất Quxiti, nơi sinh sống của người cổ đại bên cạnh núi Bolandebaica có một số bức tranh vẽ trên đá.
Theo khảo sát, tính toán, người ta biết được những bức tranh vẽ trên đá ấy được thực hiện khoảng năm 6000 trước Công nguyên. Trong số đó có một bức tranh miêu tả cảnh các phụ nữ tham gia diễu hành. Điều khiến cho người ta không thể lý giải nổi là trên bức họa ngoài một số thổ dân da đen còn có một thiểu thư da trắng, nàng trang điểm giống như phụ nữ da trắng thời nay.
Tiểu thư này có làn da trắng mịn màng, tư thái trang nhã, trên người mặc một chiếc áo ngắn tay rất đẹp, quần bó sát người, kiểu tóc hoàn toàn giống các cô gái thời nay.
Trên đầu, cánh tay, đùi và trước ngực còn được trang sức bằng những hạt trân châu lộng lẫu. Aibihiliuer, nhà khảo cổ nổi tiếng từng tham gia giám định đã tuyên bố, nó là tác phẩm chân thực có cách đây 7000 năm. Tuyên bố ấy khiến cho mọi người đều cảm thấy mình bị chìm trong màn sương bao la mờ mịt của thời gian và không gian. Ai cũng biết, cho đến bây giờ Namibia vẫn còn rất nhiều vùng hoang vắng tiêu điều và là một quốc gia có mật độ dân thấp nhất thế giới. Khu vực này từ trước tới nay là sa mạc và bán sa mạc hoang vu, dân cư thưa thớt đời này sang đời khác, nơi đây chỉ có người da đen sinh sống, chưa từng có một dân tộc nào khác màu da sinh sống ở đây. Chỉ sau thế kỷ XV mới có người Bồ Đào Nha, người Hà Lan và người Anh lần lượt đến phía Bắc Namibia.
Theo truyền thuyết, người Phoennicia cũng chỉ có khả năng đi qua đây bằng tàu thuyền vào khoảng 2000 năm trước. Vậy tại sao lại có bức chân dung người phụ nữ da trắng cách đây 7000 năm?
Theo khảo sát chứng minh, lịch sử loài người bắt đầu mặc quần áo cũng chưa quá 4600 năm. Việc mặc quần áo của thổ dân da đen ngay cả đến nay cũng chưa được tinh tế đẹp đẽ và cũng chưa được khảo cứu. Người Namibia thời đại cổ xưa làm sao lại có thể vượt qua thời gian, không gian để vẽ một cách chính xác hình tượng và cách phục sức của nhân vật – một phụ nữ của tộc người khác mấy nghìn năm?
Có phải họ thực sự có khả năng tưởng tượng vượt qua thời gian và không gian như vậy?
Người ta thường nói, nghệ thuật bắt nguồn từ cuộc sống, là sự phản ánh chân thực cuộc sống. Hội họa là một ngành nghệ thuật, tất nhiên nó cũng không thể khác đi được. Nghĩ tới người nguyên thủy sống cách đây 7000 năm, chúng ta sẽ nghĩ tới cách ăn mặc phục sức của họ bằng lá cây, da thú chứ không thể nào nghĩ họ sẽ ăn mặc trang điểm như những cô gái thời thượng quần bó sát người, chân đi ủng, đeo châu báu lấp lánh trên người. Lẽ nào những điều chân thực kia lại không phải là kỳ tích?