Thế giới những điều bí ẩn: Bí ẩn về đại lục Châu Phi và cội nguồn của loài người
Trên Trái đất xanh thẳm xinh tươi này, có thể nói, loài người là loài linh trưởng trong vạn vật. Cùng với sự tiến bộ của lịch sử nhân loại và sự phát triển của khoa học, chúng ta có thể hoàn toàn giải được bản đồ gen của con người, khống chế và phát triển các loài động thực vật của giới tự nhiên, thậm chí có thể quản lý và phát triển bản thân con người. Nhưng con người từ đâu đến? Vấn đề phức tạp, rắc rối và cổ xưa này cho đến tận ngày nay các nhà khoa học vẫn chưa lý giải rõ ràng được.
Theo thuyết tiến hóa của Darwin, con người do loài vượn người dần dần tiến hóa thành, nhưng có một số khâu của quá trình tiến hóa đó vẫn chưa được giải thích thấu đáo. Những năm gần đây, một số phát hiện mới trong ngành khảo cổ học đã khiến các nhà khoa học không thể không xem xét lại vấn đề này, và họ cũng đưa ra một số giả thuyết mới, có một số xem ra rất có lý.
Theo nghiên cứu cổ sinh vật học, tổ tiên loài người – vượn cổ sinh sống vào khoảng 400 vạn năm đến 800 vạn năm trước đây, nhưng tổ tiên trực hệ của loài người – vượn cổ phương Nam sống trong khoảng 400 vạn năm trước. Tài liệu hóa thạch khoảng giữa 400 vạn năm từ vượn cổ trong rừng sâu đến vượn phương Nam là số không. Vậy, thới kỳ này đã xảy ra biến hóa gì khiến cho vượn cổ đã quen với cuộc sống trên cây, đi lại bằng bốn chân thay đổi phương hướng tiến hóa đứng thẳng đi bằng hai chân rồi lại tiến hóa thành người?
Năm 1960, nhà nhân loại học người Anh, Alisthe đưa ra bằng chứng nghiên cứu địa chất chứng minh: 800 vạn năm đến 400 vạn năm trước, ở quê hương của vượn cổ – miền Đông Châu Phi, có vết tích một khu vực đất đai rộng lớn, bị nước biển làm chìm ngập, bắt buộc một bộ phận vượn cổ phải xuống biển sinh sống, trở thành vượn nước. Mấy trăm vạn năm sau, nước biển rút, số vượn nước lại trở về với cuộc sống trên cạn, rồi trở thành tổ tiên loài người. Như vậy, giai đoạn không có hóa thạch, là vì tổ tiên loài người sống ở biển chứ không phải ở đất liền. Đó chính là “thuyết vượn nước” gây xôn xao giới khoa học một thời. Alisthe còn chỉ ra giai đoạn hải dương này trong lịch sử tiến hóa của nhân loại đã để lại nhiều dấu vết trên thân thể con người hiện đại. Rất nhiều đặc trưng sinh lý của con người giống với các loài động vật có vú sống dưới nước như báo biển, ngược lại khác hoàn toàn với các loài động vật có vú sống trên cạn. Ví dụ, tất cả các động vật loài linh trưởng bên ngoài cơ thể đều có một lớp lông dày, chỉ riêng loài người lớp lông bên ngoài ít dần rồi mất hẳn. Ngoài ra việc tiết nước mắt loại ra một phần muối, dựa vào tiết thân nhiệt ra mồ hôi, và các hành vi khác đều là đặc trưng của động vật có vú sống dưới nước. Đặc biệt là thời kỳ sơ sinh của con người, nếu ở dưới nước sẽ giống như báo biển, có “phản ứng bơi lặn”, hơn nữa thời gian nghỉ khi lặn của con người vượt xa các động vật trên cạn khác.
“Thuyết vượn nước” đã đưa ra cách giải thích rất nhiều đặc trưng riêng của loài người, nhưng cũng có không ít các nhà khoa học biểu thị sự phản đối, trong đó vấn đề lớn nhất là không có đầy đủ căn cứ hóa thạch làm tư liệu.
Ngoài ra còn có một cách giải thích khác chỉ ra: Một trong những khác biệt lớn nhất giữa người và động vật, đó chính là loài người có năng lực ngôn ngữ. Mà công năng đầy đủ của loài người lại không thể tách rời cấu tạo tài tình của cơ quan phát âm ở con người. Nhưng, nghiên cứu của giải phẫu học lại chứng minh, xem xét cấu tạo yết hầu của loài linh trưởng, nó không thể tiến hóa thành yết hầu của loài người, hay nói cách khác, yết hầu của con người không phải là yết hầu của loài linh trưởng tiến hóa thành, mà là do di truyền sinh vật của một loài khác. Vậy “di truyền sinh vật của loài khác” đến từ đâu? Họ đưa tin, đây là kết quả của một lần người ngoài hành tinh cách đây mấy chục vạn năm đã tiến hành cây ghép (di thực) gen đối với loài người cổ đại lúc đó.Có một số người cho rằng, không chỉ có yết hầu mà trong quá trình tiến hóa, đâu đâu cũng có sự sắp xếp dấu tích “người”. So vậy, tiến hóa không chỉ là quá trình phát triển liên tục, mà nó còn được tiến hành trong quá trình tương đối ổn định và xảy ra sự thay đổi nhảy vọt đột ngột. Nếu không chúng ta không có cách gì lý giải được một số đặc trưng cơ bản của loài người như trí tuệ, ngôn ngữ. Đó là những kỳ tích được phát sinh trong khoảng thới gian rất ngắn chỉ mấy vạn năm.
Mấy năm gần đây, các nhà khảo cổ đã liên tục phát hiện hàng loạt hóa thạch đầu người ở Ethiopian, Kenya thuộc miền Trung Châu Phi. Đặc biệt, phát hiện
hóa thạch loài người sớm nhất – “Luxi”, giúp cho các nhà khảo cổ học và nhân loại học trong khi nghiên cứu quá trình tiến hóa của loài người có thêm căn cứ với những giá trị quan trọng. Cùng với sự nghiên cứu sâu rộng hơn, chúng ta có lý do để tin tưởng rằng, cánh cửa bí ẩn về nguồn gốc loài người nhất định có ngày sẽ mở được.