Thế giới những điều bí ẩn: Đá đánh dấu trên hoang mạc
Tại vùng vịnh Bixơka phía nam thủ đô Lima của Pêru có một bức tường đá đỏ cao 820 thước Anh do con người xây dựng nên. Trên bức tường đó có khắc một bức họa hình cái kích ba chĩa hoặc cái chân nến ba ngọn. Mỗi nhánh kích ba chĩa rộng 13 thước Anh, được ghép bằng những viên đá óng ánh màu lân tinh trắng và cứng như đá hoa cương và được chạm khắc tinh xảo. Nếu ngày nay không bị đất cát vùi lấp thì nó vẫn phát ra ánh sáng lóa mắt.
Một số nhà khảo cổ học cho rằng “cái kích” trên tường đá ở bờ vịnh Bixơka là sự đánh dấu bờ đất để hướng dẫn tàu thuyền đi lại. Nhưng phần đông các nhà khảo cổ không đồng ý quan điểm đó. Họ cho rằng, bức đồ họa kích ba chĩa trên bờ vịnh không thể khiến cho thuyền bè ở mọi góc độ đều nhìn thấy được. Huống hồ từ thời cổ đại liệu đã có hay chưa đội “tàu viễn dương” như vậy.
Nếu có những thuyền bè phải dùng đến dấu hiệu đó để chỉ dẫn thì tại sao người Inca lại không lợi dụng luôn hai hòn đảo ở gần đấy. Hòn đảo đó đều nằm trên đường nối dài của nhánh giữa chiếc “kích ba chĩa” hòn đảo sẽ có điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn. Dù cho thuyền bè ở hướng nào đi vào vịnh đều nhìn thấy hai hòn đảo này từ xa.
Nếu dùng “kích ba chĩa” để hướng dẫn tàu thuyền thì các thủy thủ đến từ hướng Bắc hoặc hướng Nam sẽ không nhìn thấy được. Hơn nữa, điều chủ yếu nhất là, người tạo dựng nên “kích ba chĩa” muốn chỉ hướng lên trời.
Còn một điểm cần phải nói tới là, nơi đặt “kích ba chĩa”, ngoài một bãi cát ra không có bất cứ thứ gì có thể thu hút sự chú ý của thủy thủ. Ngoài ra, vào thời tiền sử trong nước vịnh còn có rất nhiều đá ngầm, không phù hợp cho thuyền bè đỗ dừng.
Bởi vậy, các nhà khảo cổ cho rằng, bức đồ họa “kích ba chĩa” ánh sáng lấp lánh thời cổ đại được tạo dựng nên là để phục vụ cho việc đánh dấu hướng dẫn cho người biết “bay” trên bầu trời.
Các nhà khảo cổ học suy đoán, nếu “kích ba chĩa” là dấu hiệu hướng dẫn hàng không thì nó không nên đứng một mình, xung quanh nó phải có những thứ gì đó.
Vào thập niên 30 của thế kỷ XX, cách “kích ba chĩa” 100 dặm Anh, trên vùng hoang mạc Nasca các nhà khảo cổ học đã phát hiện thấy rất nhiều những bức đồ họa bí ẩn.
Những bức đồ họa đó nằm rải rác khắp một dải đất hẹp chạy dài 37 dặm Anh từ phía Bắc Banphan đến phía Nam Nasca. Đó là những bức đồ họa hình học, những khắc họa động vật và những tảng đá được xếp ngay ngắn, rất giống sơ đồ mặt bằng của một sân bay.Nếu ngồi trên máy bay lượn trên hoang mạc này người ta có thể nhìn thấy những tuyến đường lớn sáng lấp lánh, chúng kéo dài tới mấy dặm Anh, có lúc song song với nhau, có lúc cắt nhau, có lúc thành những hình tứ giác không đều. Ngoài ra còn có thể thấy hình dáng những con thú khổng lồ chúng đều được ghép từ những tảng đá sáng óng ánh, trong đó có những con cá sấu khổng lồ, dài ngoẵng; những con sư tử lớn cuộn đuôi. Ngoài ra, còn có những con thú kỳ lạ mà người ta chưa thấy trên Trái Đất.
Ai là người tạo ra những đồ họa đó? Vì sao lại phóng to đến kỳ quái như vậy?
Hơn nữa, chỉ khi ở trên bầu trời cao mới có thể nhận ra được hình dáng đồ họa một cách hoàn chỉnh?
Theo truyền thuyết địa phương, trong một quãng thời gian xưa kia, những sinh vật trí tuệ không rõ lai lịch đã đổ bộ lên vùng hoang mạc không vết chân người gần thành phố Nasca ngày nay, vào họ đã “xây dựng” một sân bay vũ trụ lâm thời phục vụ cho các phi thuyền vũ trụ của họ. Sau đó, rất nhiều phi thuyền của họ đã cất cánh và hạ cánh nơi đây. Như vậy, những vị khách vũ trụ, sau khi hoàn thành sứ mệnh của họ lại rời khỏi Trái Đất trở về hành tinh của mình. Bộ lạc Inca lúc bấy giờ đã từng chính mắt trông thấy những việc làm của những người vũ trụ ấy và đã giữ lại ấn tượng rất sâu sắc.
Các nhà khảo cổ học rất tin vào truyền thuyết giống như thần thoại ấy. Họ còn suy luận rằng, nếu chọn điểm đổ bộ trên hoang mạc Nasca thì dấu hiệu “kích ba chĩa” ở Bixơka được thiết kế để làm dấu hiệu cho “sân bay” và phía Nam Nasca cũng phải có một dấu hiệu gì đó mới đúng.
Trên vùng núi đá Englơnđao của Bôlivia cách Nasca 250 dặm Anh, người ta cũng tìm thấy rất nhiều những thứ như vậy. Tại nhiều nơi đều tìm thấy những đồ họa có hình góc vuông, hình mũi tên, hình bậc thang. Thậm chí trên cả một sườn núi được “họa” một hình chữ nhật, rất ít những nét trang trí trên đó. Trong một khu vực trên cùng một mặt bằng có những vách núi dựng đứng lại có những đồ họa vẽ hình vòng tròn, hình trái xoan, hình bàn cờ tỏa sáng xung quanh. Còn trên sa mạc Tairaphacan hiếm vết chân người lại có hình vẽ một người máy rất lón. Hình vẽ người máy này cao khoảng 330 thước Anh, hình dáng của nó là một hình chữ nhật, rất giống bàn cờ, hai chân thẳng tưng, trên cái cổ gầy nhom là cái đầu hình chữ nhật, phía trên có 12 cái râu dài bằng nhau tựa như chùm ăngten râu. Khoảng từ mông đến đùi có vây hình tam giác tựa như cánh máy bay phản lực chiến đấu siêu âm gắn hai bên mình. Bức đồ họa ấy cách hoang mạc Nasca khoảng 500 dặm Anh.
Các nhà khảo cổ học suy luận rằng, những bức đồ họa ấy có liên quan đến các vị khách ngoài vũ trụ, là một di chỉ cổ đại cần được nghiên cứu chính xác.