Thế giới những điều bí ẩn: Tranh nham thạch ở Tân Cương
Tại một khe núi ở phía tây Bắc huyện Thanh Hòa, phía Bắc tỉnh Tân Cương, các nhà khảo cổ của Bảo tàng Khu tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương đã phát hiện được một quần thể thạch cứng nằm rải rác trên một diện tích rộng.
Quần thể thiên thạch đã làm người ta nghĩ rằng chúng có liên quan đến người ngoài hành tinh.
Các chuyên gia nhận thấy, căn cứ vào thể tích và mật độ của thành phần thiên thạch, bước đầu ước tính trong đó cơ hơn 100 tấn thiên thạch. Mảnh thiên thạch cứng lớn nhất trên Thế giới hiện nay là Thiên thạch kha nặng 65 tấn rải ở Nammibia – Châu Phi vào năm 1921. Trong lịch sử, Thanh Hòa đã từng có trận mưa thiên thạch rất lớn, các chuyên ra cho rằng, cho dù quy mô, diện tích hay số lượng thiên thạch phát tán thì đều có thể coi đây là trận mưa thiên thạch lớn nhất trên thế giới.
Thiên thạch phân làm 3 loại: thiên thạch đá, thiên thạch sắt và thiên thạch đá sắt.
Trong đó, thiên thạch sắt và thiên thạch đá sắt tương đối hiếm, nhưng người ta lại tìm thấy chúng ở Thạch Hòa. Kỳ lạ hơn khi ở đây còn phát hiện được nhiều nơi có các hiện vật văn hóa khảo cổ đều từ thiên thạch mà ra như: người đá hình cầu được đẽo từ thiên thạch, những bức tranh bò, dê, ngựa, lạc đà được khắc trên thiên thạch. Trong đó, bức tranh thiên thạch Độc Mục Nhân (người một mắt) giống y như những bức tranh từng làm người ta kinh ngạc về gnười một mắt được công bố nhiều nơi trên thế giới.
Bức tranh ấy khắc phần đầu của “Người một mắt” có hình vòng tròn, ở giữa vẽ một con mắt, hai tay khoanh trước ngực, ở bên phải và trái dưới ngực được bao bọc bởi 2 vòng cung chỉ lộ ra một đôi chân.
Tranh nham thạch ở Núi Cổ Âm của Nội Mông, ở Núi Hạ Lan vùng Ninh Hạ, ở phía Bắc của sa mạc Sahara trên “Cột Giedchi” của Ai Cập đều có hình “người một mắt”. Tạo hình ở bức tranh người một mắt được phát hiện ở Thanh Hòa cùng với hình người một mắt trên nham thạch ở Núi Hạ La dường như được xuất phát từ một nơi và cùng tìm được tiếng nói chung.
Vào thế kỷ VII trước Công Nguyên, một người châu Âu đến thám hiểm Trung Quốc sớm nhất là Alisdias – người Hy Lạp cổ đã tới vùng Núi A Cầu Thái của Trung Quốc và đem về những gì tai nghe mắt thấy trong khi du hành viết thành cuốn sách “Người một mắt”. Trong sách có đã viết: “Người một mắt” được khắc trên thiên thạch sắt có thể đã phản ánh “Thời đó thực sự đã có một sứ giả của nền văn minh siêu việt”.
“Bức họa trên nham thạch là bức đồ sùng bái thiên thần nhất của Đạo Tát Mãn thuộc hệ ngôn ngữ dân tộc A Nhĩ Thái”. Các nhà khảo cổ vẫn đang từng bước tiến hành nghiên cứu để làm sáng tỏ về hiện tượng này.