Hạt giống tâm hồn và ý nghĩa cuộc sống – Hãy dám tưởng tượng

Hai điều quan trọng tôi học được là: sự mạnh mẽ và tràn trề sinh lực của bạn ra sao là do chính bạn tạo ra; phần khó khăn nhất của sự nỗ lực là bước đi đầu tiên. – Robyn Davidson

Khi mọi ngƣời thấy tôi ra tranh giải Đại hội thể thao Olympics thế giới, họ nghĩ rằng tôi hẳn phải là một vận động viên điêu luyện, nhƣng sự thật không phải thế. Tôi không phải là ngƣời mạnh nhất hay chạy nhanh nhất và tôi cũng không biết ai là ngƣời chạy nhanh nhất.

Với tôi, trở thành một vận động viên Olympics không phải là phát triển năng khiếu điền kinh tự nhiên, mà thật ra, đó là hành động thuộc về ý chí.

Tại đại hội Olympics 1972 ở Munich, tôi là một thành viên trong đoàn năm môn phối hợp của đội tuyển Mỹ, nhƣng thảm kịch xảy ra cho các vận động viên Israel cộng với chấn thƣơng nơi mắt cá chân đã khiến tôi vô cùng chán nản. Tuy nhiên, tôi đã không bỏ cuộc, thay vào đó tôi tập luyện không ngừng và cuối cùng tôi cũng đủ tiêu chuẩn đi cùng đội tuyển Mỹ đến tranh tài tại Thế vận hội 1976 ở Montreal. Ket quả cuộc thi lần này vƣợt xa sự mong đợi, tôi hồi hộp khi đƣợc xếp hạng 13. Nhƣng tôi vẫn cảm thấy mình có thể làm tốt hơn.

Trƣớc khi Olympics 1980 diễn ra một năm, tôi sắp xếp để tạm dừng công việc của một huấn luyện viên ở trƣờng đại học để chuyên tâm tập luyện. Tôi tính rằng “24 giờ luyện tập mỗi ngày” trong suốt 12 tháng sẽ giúp tôi có khả năng mang một tấm huy chƣơng về cho đội nhà. Mùa hè năm 1979, tôi bắt đầu chuỗi ngày tập luyện gian khổ cho kỳ thi tuyển chọn vận động viên tham dự Olympic, sẽ tổ chức vào tháng 6!1980. Tôi đã vô cùng phấn chấn khi thành tích tập luyện hƣớng đến mục tiêu hằng ấp ủ của mình ngày càng tiến bộ.

Nhƣng tháng 11 năm đó, một khó khăn tƣởng chừng không thể vƣợt qua đã xảy đến với tôi. Trong một lần bị tai nạn xe hơi, tôi bị chấn thƣơng thắt lƣng. Các bác sĩ vẫn chƣa tìm ra nguyên do nhƣng trƣớc mắt tôi phải ngừng tập luyện vì mỗi khi cử động tôi lại đau đớn vô cùng. Rõ ràng, tôi sẽ phải từ bỏ giấc mơ tham dự Olympics nếu không tiếp tục luyện tập. Ai cũng tỏ ra nuối tiếc cho tôi – tất cả mọi ngƣời, trừ tôi.

Thật kỳ lạ là bản thân tôi chẳng bao giờ tin rằng trở ngại này sẽ làm tôi chùn bƣớc. Tôi tin tƣởng các bác sĩ và những nhà vật lý trị liệu sẽ sớm giúp tôi hồi phục và rồi tôi sẽ luyện tập trở lại. Tôi luôn khẳng định rằng: mình đang khá hom mỗi ngày và sẽ là một trong ba ngƣời đứng đầu ở kỳ thi tuyển chọn vận động viên cho Olympics lần này.

Điều đó hiển hiện trong đầu tôi từng giây từng phút.

Tuy nhiên, bệnh tình của tôi tiến triển rất chậm và các bác sĩ vẫn không cho phép tôi tập luyện. Thời gian trôi qua, tôi vẫn còn đau và không thể cử động đƣợc. Chỉ còn vài tháng nữa cuộc thi chọn vào đội tuyển Olympics sẽ bắt đầu, tôi phải làm điều gì đó, nếu không tôi sẽ chẳng bao giờ đạt đƣợc điều mà tôi ấp ủ bấy lâu. Thế là tôi đã bắt đầu luyện tập theo cách duy nhất tôi có thể: bằng cái đầu của mình.

Bộ môn năm môn phối hợp bao gồm 5 thể thức thi đấu: 100 m vƣợt rào, ném tạ, nhảy cao, nhảy xa và cuối cùng là chạy nƣớc rút 200 m.

Tôi đi lùng tất cả các phim huấn luyện của những ngƣời từng giữ kỷ lục thế giới 5 môn này và mang về nhà ngồi xem đi xem lại. Đôi lúc, tôi cho đoạn băng chạy chậm hay xem từng cảnh một, đến khi nào chán tôi xem ngƣợc lại đoạn băng cho vui. Tôi đã ngồi coi hàng trăm giờ, học hỏi, nghiền ngẫm và thẩm nghiệm. Những lần khác tôi nằm dài trên đi văng và hình dung chi tiết từng phút trong cuộc thi. Tôi biết có ngƣời nghĩ tôi điên, nhƣng tôi không dễ dàng bỏ cuộc. Tôi cố gắng luyện tập hết sức mình – mà không hề phải vận động một cơ bắp nào.

Cuối cùng, các bác sĩ cũng chẩn đoán ra vấn đề của tôi là do một đĩa đệm ở xƣơng sống phình ra. Giờ đây, tôi hiểu tại sao mình đau đớn mỗi khi cử động, nhƣng tôi vẫn chƣa thể luyện tập đƣợc. Sau đó, khi có thể đi lại đƣợc chút đỉnh, tôi đến đƣờng đua của sân thi đấu và nhờ ngƣời dựng lên các nội dung của năm môn tôi phải tranh tài. Dù không thể thực hành, tôi vẫn đứng tại đƣờng đua và hình dung trong đầu tất cả mọi qui trình luyện tập thể lực mà tôi sẽ phải trải qua nếu nhƣ tôi đã có mặt vào những ngày tập luyện. Trong nhiều tháng liền, tôi không ngùng tƣởng tƣợng đến cảnh mình thi đấu và khẳng định năng lực tại kỳ thi tuyển chọn.

Nhƣng liệu chỉ tập luyện trong tâm trí nhƣ tôi không thôi thì có đủ không? Tôi có thật sự đủ năng lực để lọt vào tốp ba ngƣời giỏi nhất ở kỳ thi tuyển chọn vận động viên tham dự Olympic này không? Tôi tin vào điều đó bằng cả trái tim mình.

Đến khi cuộc tranh tài thật sự diễn ra, tôi cũng vừa hồi phục kịp để tham dự. Do cẩn thận trong các động tác khỏi động làm nóng ngƣời, tôi vƣợt qua 5 thể thức nhƣ trong mơ. Sau đó, khi đi ngang qua sân thi đấu tôi nghe tiếng nói trên loa phóng thanh thông báo tên mình.

Tôi nhƣ muốn ngừng thở, dầu đã tƣởng tƣợng đến điều đó cả ngàn lần trong đầu. Trong lòng tôi, một ngọn sóng hân hoan trong lành dâng trào khi phát thanh viên công bố: “Hạng nhì 5 môn phối hợp Olympic 1980 – Marilyn King!”

Viết một bình luận