Tôi biết, thế giới này đầy rẫy những khó khăn và bất công, nhưng tôi nghĩ sống lạc quan cũng quan trọng không kém việc nhìn thắng vào hiện thực khắc nghiệt. – Oscar Hammerstein II
Ngày cuối năm học 1940, sự hào hứng lộ rõ trên từng gương mặt những đứa trẻ da đen ở Stamps. Đây là thời điểm tốt nghiệp của lớp đàn anh và các học sinh năm thứ 3 sẽ kế thừa chỗ ngồi của các anh chị lớp trước. Chúng hùng dũng bước đi khiến học sinh lớp dưới cũng cảm thấy căng thảng. Nhưng, sự thay đổi hững hờ ở những học sinh sắp tốt nghiệp là rõ hơn cả. Ngay đến cả các giáo viên cũng phải ngạc nhiên trước sự trầm lắng và chững chạc lạ thường này.
Không giống những trường học của người da trắng ở Stamps, trường đào tạo Hạt Lafayette mang một dáng vẻ riêng – không bãi cỏ, không hàng rào, không sân tennis. Hai tòa nhà của trường được xây dựng trên một ngọn đồi xấu xí. Một phần diện tích lớn mở rộng về phía trái của trường được sử dụng luân phiên làm sân tập bóng rổ và bóng chày. Những chiếc vòng tròn han gì trên mấy cây cột đung đưa chính là những dụng cụ giải trí lâu đời của trường.
Giữa khu vực lổn ngổn sỏi đá chỉ loáng thoáng đâu đó bóng mát của mấy cây hồng vàng, học sinh cuối cấp đang dạo bước. Chúng dường như chưa sẵn sàng chia tay trường cũ, những con đường quen thuộc, những lớp học thân thương. Trong số những học sinh này, chỉ một số nhỏ tiếp tục học lên đại học, còn đại đa số sẽ trở thành những thợ mộc, nông dân, thủy thủ, thợ xây, hầu bàn, đầu bếp, hoặc bảo mẫu.
Tương lai đầy khó nhọc chờ đợi phía trước khiến chúng khó lòng tận hưởng trọn vẹn niềm vui của ngày lẻ tốt nghiệp.
Trong khi đó, tại nhà, tồi đang đám mình trong niềm vui – niềm vui của một cô gái chuần bị đón ngày trọng đại, niềm vui được là trung tâm của mọi sự chú ý. Các bạn gái trong lớp tôi sẽ mặc bộ váy vải bồng sọc màu vàng trong buổi lễ tốt nghiệp còn chiếc váy của tôi đã được mẹ trang trí đẹp mắt bằng những nếp gấp chéo rất khéo. Tôi tin chắc mình sẽ rất đáng yêu nên không còn bận lòng với việc tôi chỉ mới 12 tuổi và đang là học sinh lớp tám sắp tốt nghiệp trường phổ thông nữa.
Ở lớp, tôi luôn dẫn đầu về thành tích học tập, vì vậy tôi trở thành một trong những học sinh đầu tiên được vinh danh trong buổi lễ mừng tốt nghiệp. Nhưng Henry Reed – cậu bạn nhỏ thó có đôi mắt to sâu, mới là người đại diện cho học sinh toàn trường đọc diễn văn tạm biệt. Học kỳ nào, cậu ấy và tôi cũng đạt điểm cao. Thường thì điểm của cậu ấy cao hơn tôi một chút. Tuy vậy, tôi không lấy thế làm thất vọng, trái lại, tôi cảm thấy vui khi cả hai chúng tôi cùng chia sẻ vị trí dẫn đầu lớp. Trong giao tiếp, cậu ấy rất nhã nhặn với những người lớn tuổi, nhưng trên sân chơi, cậu ấy luôn lựa chọn những trò chơi nhiều kịch tính nhất. Tồi rất ngưỡng mộ Reed. Những người có thể chiếm được cảm tình của cả người lớn và trẻ nhỏ như vậy thật đáng phục.
Vài tuần trước ngày tốt nghiệp, trường tôi diễn ra rất nhiều hoạt động sôi nổi. Một nhóm học sinh lớp dưới diễn kịch. Người ta có thể nghe thấy tiếng học sinh tập khiêu vũ và ca hát trong khắp các phòng học.
Nữ sinh lớp lớn hơn được giao nhiệm vụ làm thức ăn cho đêm lẻ hội.
Mùi thơm của gừng, quế, hạt nhục đậu khấu và sô-cô-la phảng phất khắp tòa nhà. Trong các phần xưởng, các nam sinh mải miết tay rìu tay cưa xẻ gỗ dựng sân khấu.
Cuối cùng thì ngày quan trọng nhất cũng tới. Tôi nhỏm dậy khỏi giường, mở toang cửa sổ phía sau để quan sát mọi vật rõ hơn. Những tia nắng tinh khôi len qua khe cửa. Chắc chán chỉ vài giờ nữa thôi, nắng vàng sẽ trải đều khắp nơi. Khoác hờ chiếc áo choàng, trong khi đôi chân vẫn để trần, tôi đắm mình dưóá ánh nắng ấm áp và cầu nguyện: Lạy Chúa, dù cho con đã mắc phải bất cứ lồi làm gì đi nữa cũng xin Người để con được sống và tận hưởng hết ngày hôm nay.
Anh trai tôi, Bailey, bước vào rồi trao cho tôi một cái hộp được bọc cẩn thận bằng giấy Giáng sinh rất đẹp. Anh ấy nói rằng đề có được món quà này, anh ấy đã phải dành dụm tiền trong rất nhiều tháng. Đó là bản photo có bìa da mềm tuyển tập thơ của nhà thơ Edgar Allan Poe. Cả hai anh em cùng đứng dậy bước xuống đi dọc những luống cây trong vườn, đất mềm mại mát lành giữa những ngón chân khiến tôi chợt liên tưởng đến những dòng thơ buồn nhưng diễm lệ.
Trong nhà, mẹ tôi đã làm bữa sáng ngày Chủ nhật mặc dù hôm nay mới chỉ là thứ Sáu. Sau khi cả nhà cầu nguyện xong, tôi mở mắt ra thì thấy cái đồng hồ chuột Mickey trên đĩa của mình. Tất cả như một giấc mơ. Mọi thứ diễn ra thật suôn sẽ. Gần tối, tôi xúng xính trong bộ váy đẹp nhất. Bộ váy vừa vặn một cách hoàn hảo. Mọi người khen rằng tôi chẳng khác nào một tia nắng tinh khôi.
Trước khi bước vào trường, tôi gia nhập vào nhóm “những học sinh xuất sắc” của lớp sắp tốt nghiệp. Các bạn nữ đều bới tóc ra sau, mặc váy mới và mang vớ một cách chỉn chu; thêm vào đó là những chiếc khăn tay sạch đẹp và những chiếc túi nhỏ điệu đàng. Tất cả đều được may tại nhà. Lòng tôi tràn ngập cảm giác náo nức.
Ban nhạc của trường đang tập hợp diễu hành, tất cả các lớp đều ngồi trong khán phòng chật cứng theo sự sắp xếp trước đó. Chúng tôi đứng phía trước dãy ghế đã được chỉ định để hát quốc ca, sau đó đọc lời cam kết trung thành với Tổ quốc.
Sau đó, chúng tôi vẫn đứng trang nghiêm để hát vang bài hát mà người dân da đen chúng tôi gọi là bài quốc ca Negro. Nhưng đúng lúc đó, người chỉ huy hợp xướng và thầy hiệu trưởng lại ra hiệu cho chúng tôi ngồi xuống. “Thật khó chịu” – Tôi thầm nghĩ. Trong lúc lóng ngóng tìm ghế ngồi cho mình, tôi chợt có linh tính về điều gì đó không hay sắp xảy ra.
Sau khi lên tiếng chào mừng các bậc phụ huynh và đông đảo bạn bè đã tới dự buổi lễ, thầy hiệu trưởng mời vị mục sư Tin lành Baptist lên làm lẻ để mọi người cầu nguyện. Khi thầy hiệu trưởng trở lại sân khấu, giọng nói của ông thay đổi hẳn. Thầy nói những điều mơ hồ về tình bạn của những người tốt bụng đối với những người kém may mắn. Giọng thầy như muốn vỡ òa. Nhưng rồi thầy hắng giọng và tiếp tục nói: “Vị khách mời đáng kính sẽ đọc bài diễn văn cho lễ phát bằng của chúng ta tôi nay đến từ Texarkana. Nhưng vì lịch trình đoàn tàu có một số thay đôi bất ngờ nên theo như thông báo, ông sẽ tới phát biểu một vài lời rồi phải đi ngay. Tôi xin trân trọng giới thiệu tới các bạn: Thày Edward Donleavy”.
Nhưng không phải một người mà là hai người đàn ông da trắng bước ra từ cánh cửa đằng sau sân khấu. Người thấp hơn bước tới bục dành cho diễn giả còn người đàn ông cao lớn chưa được giới thiệu bước tới phía ghế ngồi ở trung tâm – ghế ngồi của thầy hiệu trưởng, rồi ngồi xuống. Thầy hiệu trưởng nhún người, hít một hơi thật sâu. Cuối cùng vị mục sư Baptist đã nhường cho ông chiếc ghế của mình rồi rời khỏi sân khấu. Không khí lúc này có vẻ căng thẳng hơn bình thường.
Ông Donleavy nói với chúng tôi về những thay đổi tuyệt vời mà những đứa trẻ da đen ở Stamps như tôi sắp được hưởng. Trường Trung tâm (dĩ nhiên, trường của người da trắng được gọi là trường Trung tâm) đã thuê được một họa sĩ nổi tiếng ở Little Rock tới để dạy vẽ cho học sinh trong trường. Các học sinh đó còn sắp có những chiếc kính hiển vi mới nhất cùng các thiết bị hóa học tân tiến nhất cho phòng thí nghiệm. Sau những lời mào đầu đó, ông Donleavy không để tôi và mọi người phải tò mò lâu về người đã đưa những tiến bộ này tới trường phổ thông trung tâm. Và ông cũng nhấn mạnh rằng toàn thể học sinh ngồi đây cũng sẽ được hưởng những tiến bộ chung mà ông đã lên kế hoạch sẵn.
Ông kể ông đã nói với các cán bộ cấp cao rằng một trong những trung vệ phòng ngự xuất sắc nhất ở trường Đại học Arkansas Agriculture, Mechanical and Normal (AM&N) đã tốt nghiệp từ trường đào tạo Hạt Lafayette. Ông tiếp tục nói về niềm tự hào khi “một trong những câu thủ bóng rô giỏi nhất ở trường Đại học Fisk đã có bước khởi đầu từ trường đào tạo Hạt Lafayette”.
Ông còn kề nhiều điều khác. Nếu những đứa trẻ da trắng sẽ có cơ hội trở thành Galileo, Marie Curie, Edison hay Gauguin thì những bé trai ở đây (bé gái không được nhác tới) hãy cố gắng trở thành Jesse Owens và Joe Louis. Đúng là Owens và Joe Louis là những anh hùng vĩ đại của người da đen, nhưng người đàn ông da trắng kia có quyền gì mà dám khẳng định rằng đó sẽ là hai người hùng duy nhất của chúng tôi? Ai dám nói rằng để trở thành nhà khoa học, Henry Reed phải làm việc giống như George Washington Carver – một người Mỹ gốc Phi, mới có thể mua được một chiếc kính hiển vi rẻ tiền?
Thầy Donleavy đang tranh cử và ông đang cố gáng thuyết phục các bậc phụ huynh rằng nếu ông giành thắng lợi, chúng tôi sẽ có sân chơi đàng hoàng duy nhất dành cho người da màu ở khu vực Arkansas.
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sẽ có những thiết bị mới cho tòa nhà kinh tế gia đình và các phần xưởng.
Những từ ngữ khó chịu của người đàn ông này bị mọi người tảng lờ chẳng khác nào mấy viên gạch vô nghĩa quanh khu sân khấu. Cả bên trái và bên phải chỗ ngồi của tôi, lớp sắp tốt nghiệp đầy kiêu hãnh đã ngủ gục từ bao giờ. Còn các nữ sinh ngồi cùng hàng với tôi thì chăm chú thực hiện những ý tưởng mới lạ mà họ vừa nghĩ ra cho chiếc khăn tay. Một số bạn ngồi xếp khăn thành những biểu tượng nút thắt tình yêu, một số khác gấp thành hình tam giác.
Trên khán đài, thầy hiệu trưởng ngồi một cách khó nhọc, và đầy vẻ bất lực. Thân hình to lớn nặng nhọc của ông dường như chẳng còn chút sinh khí và sự nhiệt tâm nào. Đôi mắt ông như muốn nói rằng ông chẳng còn được gắn bó với học sinh ở đây nữa.
Buổi lễ tốt nghiệp, khoảnh khắc tuyệt vời đáng nhớ của hoa giấy và các món quà cùng lời chúc mừng và tấm bằng tốt nghiệp đã kết thúc trước khi tên tôi được xướng lên. Tôi không nhận được gì hết. Những tấm bản đồ được vẽ tỉ mi bằng ba màu mực, những buổi học và luyện tập phát âm những từ có mười âm tiết, những khoảng thời gian cố gáng học thuộc lời thoại của vở kịch… Tất cả đều trở thành vô nghĩa.
Chính thầy Donleavy đã làm hỏng công sức của chúng tôi. Chúng tôi sẽ trở thành những người bảo mẫu và nông dân, thủy thủ và người giặt giũ; còn những địa vị cao quý hơn thì dù chúng tôi luôn khao khát đi nữa vấn sẽ chỉ là một ước mơ nực cười khó có cơ may trở thành hiện thực.
Đâu đó có tiếng xì xầm và rồi Henry Reed lên đọc bài diễn văn từ biệt trước khi tốt nghiệp: “Tồn tại hay không tồn tại” – giáo viên tiếng Anh đã giúp cậu sáng tạo một lời tự vấn phỏng theo đoạn độc thoại của Hamlet. “Là một người đàn ông, một người dám làm, một thợ xây, một người lãnh đạo hay chỉ là một công cụ, một cầu chuyện đùa nhạt nhẽo hoặc một chiếc máy nghiền”. Tôi lấy làm lạ rằng Henry có thể trình bày bài diễn văn suôn sẽ như thể cậu ấy đang đứng trước những sự chọn lựa vậy.
Tôi chăm chú lắng nghe, đôi mắt tôi khép lại để lặng yên cảm nhận từng câu chữ; sau đó có một tiếng suỵt. Tôi quay ra nhìn thì thấy Henry quay lưng về phía khán giả rồi quay về phía chúng tôi -những gương mặt sắp tốt nghiệp năm 1940 và hát, giọng cậu gần như đọc. “Hãy cất lời ca tiếng hát Cho đến khi trái đất và thiên đàng cùng ngân vang Vui mừng với niềm hạnh phúc Được tự do… ” Đó là bài hát quốc ca Negro của người da đen. Dù không quen nhưng những học sinh sắp tốt nghiệp chúng tôi cũng bắt đầu cất tiếng hát.
Các phụ huynh đứng lên rồi cất giọng hòa vào bầu không khí vui vẻ ấy. Tiếp theo là những học sinh lớp dưới, chúng hân hoan hát: “Dù đường ta đi có lẫm gian nan Đắng cay khô sở muôn vàn Những tưởng hy vọng đã vụt tắt Nhưng với một trái tim đập rộn rằng Dù đôi chăn trần Ta vẫn vững bước theo khát vọng ông cha”.
Mỗi đứa trẻ ở đây đều thuộc lòng bài hát này từ thuở bập bẹ từng chữ cái A B C. Nhưng với tôi, chưa bao giờ tôi chăm chú lắng nghe và hết mình cảm nhận từng câu từng chữ mặc dù đã hát chúng hàng ngàn lần. Chưa bao giờ tôi nhận ra những câu từ ấy lại có ý nghĩa lớn lao với mình đến vậy. Và bây giờ tôi đã hiểu, hiểu thực sự lần đầu tiên: “Ta đã bước qua con đường Thăm đẫm bao lệ rơi đau khổ Quyết chí theo mục đích đã chọn Dù cho máu xương hy sinh chất chồng”.
Trong khi âm hưởng của bài hát vẫn vang vọng khắp hội trường thì Henry Reed đã quay về chỗ ngồi trong hàng ghế. Gương mặt những người tham dự không giấu nổi giọt nước mắt xúc động nghẹn ngào.
Chúng tôi cảm nhận rõ niềm kiêu hãnh đang chảy tràn trong tim mình. Luôn luôn như vậy. Chúng tôi vẫn sống, vẫn vượt qua. Dù cuộc sống có muôn vàn khó khăn nhưng tâm hồn chúng tôi luôn tỏa sáng.