Mối quan hệ giữa cửa nhà và phong thuỷ?
Cửa chính và cửa sổ cũng có thể tạo một ấn tượng sâu sắc, khó quên. Cửa mỗi phòng còn làm tăng thêm các cảm xúc khác nhau cho không gian của riêng phòng đó. Nếu hình tượng hoá ngôi nhà cũng là một thực thể con người thì cửa và cửa sổ chính là các túi của bộ quần áo mà con người ấy mặc lên. Cửa là đường xuất nhập của sinh khí. Cửa lớn hay nhỏ phụ thuộc vào không gian của phòng rộng hay hẹp. Thuật phong thuỷ cổ đại Trung Quốc đã đặt ra những qui định rất chặt chẽ, nghiêm khắc đối với phương vị, hình dáng, kích thước của cửa chính.
Về nguyên tắc, phương vị của cửa có cùng hướng với hướng của ngôi nhà.
Nhưng cũng có lúc để cải biến phong thuỷ thì cũng có vài trường hợp ngoại lệ.
Mỗi một vật thể đều tồn tại trong một vật thể khác lớn hơn nó.
Cũng như nơi chúng ta sinh sống cũng phải có sự liện hệ với thế giới, với môi trường bên ngoài. Và sự liên hệ này được trực tiếp thông qua cửa lớn và cửa sổ. Trên thực tế cửa cũng thể hiện được tính cách và con người của chủ nhà. Nó cũng mang những đặc điểm rất cụ thể, có thể nói rõ chủ nhân là người như thế nào. Đồng thời cửa cũng có tác dụng trao đổi thông tin và năng lượng với thế giới bên ngoài. Do vậy cửa mang ýý nghĩa tổng hợp và có tính bao hàm lớn, mang lại cảm giác hữu hảo, thân thiện cho con người. ý nghĩa nguyên bản, xa xưa nhất của cửa và cửa sổ chỉ là những lỗ thủng ở trên tường, tạo ra đường đi lối lại cho con người. Đồng thời chúng cũng có tác dụng ngăn mưa che gió, chống nước, chống ẩm. Từ ngoài cửa trở ra là khu vực công cộng, từ trong cửa trở vào là phần riêng tư cá nhân. Do đó, Lưu Sa Hà có một bài thơ viết rằng “ Cửa khi đóng là thế giới của riêng ta” (Môn nhất quan, tựu thị gia thiên hạ) Nhưng ýý nghĩa của cửa không chỉ đơn giản là như vậy. Kết cấu kiến trúc của mỗi cánh cửa có thể là giống nhau nhưng vẫn tạo cho căn phòng có một phong cách riêng biệt. Nếu xem xét kĩ hơn thì đó chính là do mỗi cánh cửa lại có một đặc điểm độc đáo khác nhau mới tạo ra sự phong phú cá tính cho từng căn phòng của mỗi gia chủ.