Thế giới những điều bí ẩn: Bí mật về vụ nổ Tunguese
Năm1908, tại vùng Tunguese Xibiri, xảy ra một vụ nổ lớn kỳ quái. Sức mạnh của nó tương đương với sức nổ của 500 quả bom nguyên tử, hoặc mấy quả bom khinh khí, cùng nổ một lúc.
Đối với vụ nổ khủng khiếp và kỳ lạ đó, các nhà khoa học dã tiến hành thăm dò nghiên cứu không mệt mỏi suốt gần 100 năm nay. Nhưng về nguyên nhân vụ nổ thì cho đến nay, ý kiến vẫn bất đồng: có người cho rằng, đó là một vụ nổ hạt nhân, có người cho rằng đó chỉ là một thiên thạch hay sao chổi rơi xuống Trái Đất mà gây ra vụ nổ, cũng có người cho rằng do phi thuyền vũ trụ của người ngoài hành tinh rơi xuống Trái Đất. Ngày nay nhiều người còn gắn nó liên quan tới một loạt những học thuyết khoa học hiện đại, tân kỳ như lý luận về hố đen vũ trụ, về phản vật chất hoặc đồng chất.
Ngày 20 tháng 6 năm 1908, lúc 7 giờ 17 phút, bên bờ sông Tunguese yên tĩnh miền Tây Xibiri nước Nga, khi ánh bình minh mới nhuốm hồng những tán cây, không khí buổi sáng trong lành. Bỗng nhiên vang lên một tiếng nổ cực mạnh, trời long đất lở, rồi mặt đất rung chuyển như run lên bần bật. Tiếp theo đó là một đụn khói hình nấm tròn từ từ lên cao, một làn sóng nhiệt nóng bỏng ào ào cuộn tới. Chỉ trong chốc lát, chim thú trong rừng lập tức biến thành tro bụi. Những cây đại thụ chọc trời, hoặc bị nhổ bật cả rễ, hoặc bị thiêu cháy thành than. Mấy ngàn cấy số vuông rừng rậm bị thiêu hủy trong chốc lát.
Tọa độ chính xác của vị trí xảy ra vụ nổ là 60 độ 55′ độ vĩ Bắc 101 độ 57′ độ kinh Đông. Cách hồ Baican 800 km. Sau vụ nổ, dân du mục quanh vùng run lên cầm cập trong những trận cuồng phong. Lều vải của họ bị bay biến đi đâu mất. Cách phía Nam trung tâm vụ nổ 60 km có một thị trấn gọi là Vanavara, vào sáng sớm hôm xảy ra vụ nổ, cùng với tiếng nổ vang trời, những cửa kính của các nhà cửa, công trình kiến trúc đều bị vỡ tan, khung cửa, cách cửa sổ… bị chấn động lắc lư đổ vỡ hết. Tiếp theo là sóng khí từ mặt đất cuộn lên, cuồng phong ập tới, làm bốc mái nhiều ngôi nhà. Cây cối trên đường phố và trong vườn hoa bị bật cả gốc rễ lên.
Sau khi sự việc xảy ra, một nông dân nhớ lại: “Lúc bấy giờ tôi đang ngồi trong nhà, bầu trời bỗng xuất hiện ánh sáng trắng mãnh liệt, sau đó, không khí nóng lên rõ rệt, thiêu bỏng cả da thịt, tôi ngã nhào ra đất, áo may-ô trên người bốc cháy.
Ngẩng nhìn lên, một quả cầu lửa khổng lồ đỏ ối cả vùng trời, thật kinh khủng. Chỉ trong chốc lát, quả cầu lửa tắt đi, trời tối trở lại. Lúc đó tôi mới nghe thấy một tiếng nổ đinh tai, thân thể bị một làn sóng hơi bốc lên, văng đi đến mấy thước Anh, tôi ngất xỉu. Mấy phút sau tôi tỉnh lại, nghe thấy những tiếng gào thét đinh tai. Ngôi nhà lắc lư bần bật, dường như sắp bị nhổ bật lên khỏi mặt đất”.
Cả vùng Tunguese, nhiều nơi mặt đất và nhà cửa còn rung lên mấy ngày sau đó.
Rất nhiều dân cư ở thị trấn Vnavara bị những đợt hơi nóng xô ngã, hoa màu cây cối bị hủy hoại trong chốc lát. Ngay phía dưới chỗ phát nổ, vừa có một đàn tuần lộc đi tới, sau nổ không còn con nào sống sót.
Vụ nổ đó đã gây ra sóng địa chấn rất mạnh. Cách trung tâm vụ nổ đến 893 km, tại thành phố Iacuxcơ, 45 phút sau khi vụ nổ xảy ra, vẫn còn ghi được sóng địa chấn.
Tốc độ truyền sóng đạt tới 330 met/gy. Sóng xung kích của vụ nổ truyền tận sang đến Trung Âu. Các trạm quan trắc địa chấn Pôtxđam của Đức và Cambridge của Anh, các thiết bị tự động ở đó đều ghi được tình trạng Trái Đất chịu những chấn động rất mạnh, thậm chí cả đến đảo Java ở Inđônêxia và bên kia Trái Đất, tại thủ đô Oasinhtơn của Mỹ cũng ghi nhận được những chấn động tương tự.
Sau khi vụ nổ lớn xảy ra, các nơi trên thế giới đều có những phản ứng tự nhiên. Tại London, toàn bộ đèn điện bỗng nhiên tắt hết, dân chúng bị chìm trong bóng tối dày đặc. Tại Stốckhôm, rất nhiều người lấy máy ảnh ra chụp lấy cảnh đêm kỳ lạ. Tại Hà Lan thì ban đêm, mà lại rực lên ánh sáng trắng như ban ngày. Còn dân Mỹ ở trong buổi đêm cảm thấy mặt đất rung chuyển.
Điều cần phải nói tới từ đêm 30 tháng 6 đến ngày 1 tháng 7, bầu trời từ vùng Tây Xibiri cho đến cả châu Âu cực kỳ trong sáng. Một dải từ Cápcadơ đến miền Nam nước Nga, trời sáng đến mức không phải thắp đèn, mà vẫn có thể đọc sách được. Còn vùng Tunguese thì suốt ba ngày đêm kể từ khi vụ nổ xảy ra, không xuất hiện bóng đêm. Trong mấy ngày đó người ta trông thấy ánh sáng mặt trời lọt qua tầng mây bỗng chiếu ra những tia sáng kỳ lạ màu lục và màu hoa hồng. Còn có lúc những đám mây cũng phát ra các tia sáng màu bạc, và những đám mây rất gọn rõ. Trong mấy đêm sau đó, bầu trời cũng sáng hơn rất nhiều so với lúc bình thường. Dần dần cho đến cuối tháng 8, bầu trời mới trở lại trạng thái bình thường. Cũng thời gian ấy, các nhà thiên văn quan sát thấy độ trong sáng của loại khí quyển giảm hẳn, ảnh hưởng rất nhiều đến sự quan trắc các vì sao của các nhà thiên văn.
Nhà khoa học Liên Xô Culích, khi tiến hành khảo sát thực địa vùng Tunguese, kết hợp phỏng vấn những cư dân địa phương, vẫn không tìm ra nguyên nhân của vụ nổ.
Đáp án ấy vẫn là điều bí mật.
Khi tiếp tục nghiên cứu về sau Culích nhận thấy, vùng bị hủy hoại là điểm rơi của một vẩn thạch khổng lồ. Trái đất vẫn thường bị những vẩn thạch nhỏ tập kích.
Khi Trái Đất chuyển động quay quanh Mặt Trời thì phải chui qua những đá vũ trụ ấy.
Khi đó những đá vũ trụ đi vào bầu khí quyển của Trái đất có tốc độ rất nhanh, thông thường mỗi giờ đạt tới hơn 10 vạn dặm Anh, nhưng vì hầu hết chúng đều rất nhỏ nên khi mới vào đến tầng cao của bầu khí quyển do ma sát với không khí phát ra nhiệt, ban đêm chúng ta nhìn lên bầu trời thấy những vệt sáng chói di chuyển rất nhanh nên gọi là sao băng.
Tuy nhiên, thỉnh thoảng Trái Đất vẫn gặp phải những khối đá lớn, khi đi vào bầu trời Trái Đất cháy nóng hừng hực. Ngày 29 tháng 9 năm 1938, tại một khu vườn ở bang Ilinoi nước Mỹ, bỗng phát ra tiếng nổ gầm vang, một khối vẩn thạch khi xuyên qua nóc nhà lại rơi đúng vào một chiếc xe ôtô. Năm 1954, tại bang Alabama nước Mỹ, một phụ nữ cũng bị vẩn thạch rơi trúng. Đó là những ghi chép duy nhất về vẩn thạch gây thương vong trên thế giới.
Vụ nổ Tunguese năm 1908, người ta nghe được tiếng nổ từ khoảng cách xa 600 dặm Anh. Dường như tất cả cây cối trong vòng 50 dặm Anh đều bị hủy hoại.
Trung tâm vụ nổ này cũng rất dễ được xác định, bởi tất cả các cây cối bị đổ ngã đều hướng về trung tâm. Nhưng tại nơi đó lại không tìm thấy vẫn thạch, cũng không có hố vẫn thạch mà chỉ có một cái đầm. Quanh đầm là những cây khô nhẵn thín, những cây đó tuy không còn sống nhưng vẫn còn tồn tại ở đó và đều không có một cành nào.
Đó là một đầu mối quan trọng, rõ ràng nơi ấy đã xảy ra vụ nổ mạnh, dẫn đến một vụ cháy lớn, nhưng lửa không tiếp xúc tới mặt đất, có khả năng là do một luồng hơi tốc độ nhanh, nhiệt độ cực nóng, ập thẳng từ trên xuống, đốt cháy tất cả cành cây nên làm đổ hết cây và đốt cháy suốt trên dọc đường đi.
Vậy nguyên nhân của những vụ nổ này là gì? Giải thích cách gì cũng thấy mâu thuẫn. Bởi vậy vụ hỏa hoạn đó cũng trở thành một điều bí mật không giải thích được trong lịch sử ngành thiên văn thế giới.
Năm 1965, có ba nhà khoa học nêu ra ý kiến: Vụ nổ lớn Tunguese có khả năng là do một loại phản vật chất đến từ ngoài Vũ Trụ, một loại phản vẩn thạch gây ra.
Nhưng giả thiết đó không thể tiến hành nghiệm chứng được.
Năm 1945, Mỹ ném bom nguyên tử ở Hirôsima và Nagasaki Nhật Bản, lúc đó các nhà khoa học Mỹ đầu tiên phát hiện ra quang cảnh vụ nổ Tunguese rất giống với quang cảnh sau vụ nổ nguyên tử. Cùng lúc đó nhà vật lý học Liên Xô Alêchxanđrơ Casatraép cũng phát hiện như vậy. Họ còn nhận thấy rằng, sự phá hủy ở vùng trung tâm nhỏ hơn rất nhiều so với vùng xung quanh. Cây cối vẫn đứng thẳng không bị đổ là một thí dụ rõ rệt. Ngoài ra thực vật ở vùng Tunguese cũng mọc và phát triển trở lại rất nhanh. Điều đó cũng rất giống với tình hình xảy ra sau vụ nổ bom nguyên tử. Hình dáng súc vật bị bức xạ nguyên tử ở Hirôsima và Nagasaki bị thiêu bỏng cũng có hình giống với súc vật ở vùng Tunguese sau vụ nổ. Cả đến đám khói hình nấm bốc lên sau khi nổ cũng rất giống nhau. Các nhà khoa học Liên Xô nói rằng đám khói hình nấm sinh ra ở vụ nổ Tunguese lớn hơn nhiều so với đám khói hình nấm ở Hirôsima và Nagasaki bởi nó được nhìn ở khoảng cách từ rất xa.
Một loạt những khảo sát được tiến hành từ năm 1958 trở về sau đều thu được những chứng cứ chứng tỏ vụ nổ Tunguese là một vụ nổ hạt nhân.
Nhà vật lý địa cầu Liên Xô trước đây – Xôrôtốp và nhà thiên văn Mikhaiin từng nhiều lần tiến hành khảo sát tại hiện trường. Tại nơi đó họ cũng phát hiện được dấu vết của những vật phóng xạ. Xôrôtốp còn dùng thực nghiệm chứng minh được tàn dư bức xạ của “nguồn năng lượng vật lý sinh vật” vẫn còn tồn tại tại hiện trường xảy ra vụ nổ; cũng có nghĩa là trong bom nguyên tử và bom khinh khí mới có chất plu-tô-ni 235 và uran. Trong khi đó trên Trái Đất lúc bấy giờ, loài người vẫn chưa tìm ra hai loại nguyên tố có tính phóng xạ đó.
Cho đến nay, vụ nổ Tunguese xảy ra ở miền Tây Xibiri năm 1908 vẫn là một bí mật thế giới. Tuy rằng liên tục có những suy luận mới được đưa ra, nhưng ý kiến nào có thể trở thành kết luận cuối cùng thì còn phải dành cho các nhà khoa học thế giới đi sâukhảo sát thăm dò và nghiên cứu. Sẽ có một ngày, bí mật này sẽ được nghiên cứ rõ và có đáp án hợp lý nhất.