Thế giới những điều bí ẩn: CUỘC SỐNG NHÂN TẠO
Công nghệ siêu nhỏ (nanotechnology) là một kỹ thuật sản xuất, theo đó các thiết bị nhỏ xíu được sắp xếp theo từng nguyên tử một. Điều duy nhất có thể chế tạo được những thiết bị từ những thành phần nhỏ bé đến như vậy chính là một hiện tượng được gọi là tự sắp xếp (self-assembly). Nếu bạn sắp xếp theo thứ tự chính xác được một cấu trúc cơ bản, bạn có thể “làm phát triển” các ống siêu nhỏ, hình cầu siêu nhỏ và các transistor (bóng bán dẫn) siêu nhỏ cho máy tính.
Tại ĐH Illinois, các nhà nghiên cứu đang sử dụng một loại tiền tố protein thường tìm thấy trong nhiều loại tế bào con người để tạo ra một cấu trúc tự sắp xếp. Chuyên gia Gerard Wong cho biết: “Các nang có màng là chất tiền tố này của chúng tôi luôn trong trạng thái cân bằng và không yêu cầu năng lượng để duy trì sự ổn định”. Câu hỏi đặt ra là liệu chúng ta có thể đạt tới một điểm mà tại đó, các cấu trúc tự sắp xếp theo đúng nghĩa đen có thể tạo ra một cuộc sống của riêng chúng? Một nhóm các nhà nghiên cứu thuộc Viện công nghệ California và Đại học Tổng hợp bang Michigan đã cùng thống nhất khẳng định: câu trả lời là có! Những nhà khoa học này đã tạo ra được “các cơ thể dưới dạng số” trong máy tính. Họ phát hiện ra rằng, những “cá thể điều khiển học” này phản ứng trước những biến đổi theo cách rất giống với những cơ thể thực sự như vi khuẩn, nấm và ruồi giấm.
Chuyên gia Chris Adami tại Viện công nghệ California cho biết: “Rất có thể nghiên cứu những vấn đề cơ bản nhất về cuộc sống từ một cơ thể sống, do cơ thể sống là kết quả phức tạp của một quá trình tiến hoá sau 4 tỉ năm. Tuy nhiên, những kết quả nghiên cứu ban đầu sẽ giúp chúng ta hiểu được chút gì đó về cuộc sống”.
Bước nghiên cứu đầu tiên của Adami chính là thử nghiệm quá trình tiến hoá dưới dạng sống được xây dựng dựa trên một cơ thể sống, trong trường hợp này là vi khuẩn E. coli. Ông khẳng định: “Tôi nghĩ chúng tôi đã có thể thuyết phục những nhà nghiên cứu sinh vật học rằng cuộc sống nhân tạo không còn là một giấc mơ. Nó còn giúp chúng ta giải đáp một số vấn đề cơ bản về sinh vật học”.