Thế giới những điều bí ẩn: Mộng du hay khao khát tình yêu?
Theo các nhà khoa học, những người mắc bệnh mộng du thường đột nhiên vùng dậy, vừa đi đi lại lại, vừa nhắm mắt và lảm nhảm thành lời những điều gì đó. Hiện tượng này là do một dây thần kinh thực vật nào đó bị kích động, thức dậy trước cả hệ thần kinh điều khiển ý thức của con người. Do vậy, chân tay con người có thể cử động được một cách hoàn toàn vô thức trong một thời gian ngắn.
Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến trái ngược với nhận định này. Một số nhà tâm lý cho rằng trí nhớ của người bệnh quá linh hoạt và nhạy bén cho nên ghi nhớ quá mức bình thường các hành động sinh hoạt. Mặc dù vậy, mộng du vẫn là một hành vi bí ẩn, vô ý thức mà giới khoa học vẫn chưa giải thích được cặn kẽ rõ ràng…
Cũng có những trường hợp người mộng du làm một vài việc gì đó rồi nằm xuống ngủ.
Nhưng đa số các công việc đó đều có kết quả không tốt, hoặc nước đổ ra sàn hoặc quần áo bị là cháy. Khi nghiên cứu mộng du, người ta cho rằng có sự liên quan đến sự ngăn cản công năng não.
Thường thường khi ngủ, cơ thể con người tạo ra một “khoảng trống” ngăn cản các tín hiệu từ não truyền xuống hệ thống cơ bắp, giúp chúng ta nằm yên. Nhưng nếu như cơ chế tạo “khoảng trống” này bị khủng khoảng, rối loạn thì sẽ tạo ra các hành động và con người bị mộng du. Đa số các bệnh nhân mộng du thường xuất hiện ở lứa tuổi dậy thì, và sau khi trưởng thành thì khỏi bệnh. Chính thế mà các nhà khoa học khó chuẩn định những bệnh nhân đã qua tuổi 30 như Anna. Người ta bắt đầu lập hồ sơ tâm lý về những người bệnh này và nhận ra một điều hết sức đặc biệt: họ chưa từng cảm thấy thích thật sự một người đàn ông nào đó trong cuộc đời mình.
Hơn nữa, xét nghiệm y tế cho thấy, họ hoàn toàn khỏe mạnh, không có các dị tật bẩm sinh. Thời gian ước định (sau đó được xác định bằng các quan sát từ bên ngoài) khi họ nghe tiếng gọi là vào khoảng hơn ba giờ sáng. Như vậy, thời gian đó là thời gian giấc ngủ sâu nhất, và “trạng thái ngủ” của cơ thể đạt được mức cao nhất của nó. Đây chính là chiếc chìa khoá bí ẩn để mở cánh cửa căn bệnh này.
Các nhà khoa học cho rằng, đối với những người chưa từng yêu, chưa từng có một khao khát thực sự với một người khác giới, thì trong họ luôn có một nỗi lo âu cô đơn thường trực. Những người này luôn làm việc mau mắn vì chỉ sợ hết thời gian. Và cũng bởi nỗi lo âu côi cút này mà tâm hồn họ sinh ra một thứ phản xạ rất đặc biệt; họ sợ đi đến cùng một sự việc hay một cảm giác nào đó. Tại sao lại như vậy?
Ở những ngời bình thường, tình yêu làm cho họ có cảm giác can đảm và tự tin kỳ lạ.
Sự tự tin này nằm ngay trong phản xạ sống của mỗi người. Hơn nữa, họ không ngần ngại khi phải quyết định “phiêu lưu” trong một cảm giác sống nào đó bởi vì họ đã được “phụ thuộc” rõ ràng vào người tình của mình. Nhưng ở những người sống cô đơn, chưa từng yêu thì không có cảm giác đó.
Anna nói rằng sau tiếng gọi, “Anna dậy đi, dậy đi”, chân tay cô cảm giác rất chới với.
Cô không cảm thấy đi hay là bay mà chỉ cảm thấy người cứ mềm nhũn và xê dịch vô định vào một cái vòng tròn lớn. Thế rồi khi gần chạm vào cái vòng lớn đó thì cô giật mình, tỉnh dậy. Điều khiến các nhà khoa học kinh ngạc là các bệnh nhân mộng du thường không thể nhớ những gì diễn ra trong giấc ngủ. Đằng này, Anna lại có được cảm giác “chới với”.
Người ta lý giải rằng, Anna và những người có biểu hiện như cô đã dồn tụ được cái phản xạ vô thức là không để mình “đi” đến cùng mọi cảm giác sống. Do vậy, cái phản xạ vô thức ấy vẫn “thức” ngay cả khi giấc ngủ kéo đến. Cái phản xạ đó như một “kẻ canh chừng” mọi hành vi sống của họ. Khi giấc ngủ tự nhiên chuyển dần về sáng, cơ thể con người “trôi” dần vào điểm “ngủ” viên mãn nhất. “Kẻ canh chừng” lập tức ngăn lại, không cho giấc ngủ viên mãn bằng cách tạo ra tiếng gọi.
Khi giấc ngủ tự nhiên bị chặn lại khỏi đỉnh điểm viên mãn của mình, con người sẽ rơi vào trạng thái nửa thức nửa ngủ. Một bộ phận tín hiệu sẽ truyền xuống hệ thống cơ bắp. Và hệ thống ấy sẽ làm những công việc quen thuộc, đã lặp đi lặp lại trong một khoảng thời gian dài.
Mặc dù chưa thống nhất được các nhận định trên, nhưng các nhà khoa học đều đồng ý rằng, những người bệnh chỉ có thể khỏi khi họ có một người đàn ông trong đời.
Tình yêu hay sự sống chung với một người khác giới sẽ giúp cho con người có được những phản xạ sống tự tin hơn. Đây là một ý nghĩa rất “thực dụng” của tình yêu nhưng rất cần thiết mà những người sống độc thân nên biết.