Tướng cọp trong nhân tướng học

LOẠI TƯỚNG BIẾN CÁCH: KHÁI NIỆM TỔNG QUÁT

Đầu lớn, cổ vuông vắn, khỏe vai tròn trịa, lưng đầy đặn, tràn cao, eo rộng, Mắt lớn (hổ nhãn) tròng Mắt đen phân minh, Miệng lớn và vuông có lăng giáp. Người ta phân biệt nhiều thứ hình cọp tùy theo Sắc thái:

a) Nếu Môi như chu sa, mục lực sáng láng nìn người như thôi miên, tinh thần an thái, nói vang như tiếng trống đồng, tính tình khoát đạt thì gọi là lâm trung chi hổ (hổ ở trong rừng) Kẻ có tướng lâm trung chi hổ thì chức vị cử phẩm thường là dễ phát về võ hơn là về văn.

b) Nếu tinh thần quá mạnh bạo, đi đứng ngang tàn mà ánh Mắt lại mờ yếu không được ổn định thì gọi là xuất lâm chi hổ (cọp ra khỏi rừng). Kẻ có tướng Xuất lâm chi hổ tuy tốt nhưng có nhiều sở đoạn nên quý hiển mà không được hưởng lâu bền, kết cuộc về vận hạn sẽ suy giảm.

c) Vẫn các đặc tính chung mà tinh thần an nhàn, tao nhã, nói năng có thứ tự, mịch lực bình ổn thì gọi là kháo hổ sơn (cọp trên núi). Kẻ có tướng kháo sơn hổ được hưởng lộc lâu dài đến tận cuối đời.

d) Vẫn các đặc tính hình thể của tướng cọp mà tinh thần bất định, ngồi, đứng hay đi thường ngoảnh mặt, lắc vai thì gọi là khắc sơn chi hổ (cọp không thích hợp với núi rừng). Kẻ có loại tướng cọp này có thể quý hay tiện nhưng thường thì xấu nhiều tốt ít. Nếu khuôn mặt không sầu muộn mà lúc nào cũng rầu rĩ, không bệnh mà mệt nhọc tựa hồ mắc bệnh thì dầu cho có xứng ý thỏa lòng 1 lúc cũng chỉ được 1 thời gian ngắn, rốt cuộc chết non.

Viết một bình luận