TỔNG QUÁT VỀ MŨI VÀ LƯỠNG QUYỀN: MŨI
3Dưới nhãn quan diện học, Mũi bao gồm luôn cả bên phải bên trái của sống Mũi tức là Lưỡng Quyền. Khi nói đến hạn kỳ ảnh hưởng của Mũi ta phải kể như các khu vực hữu quan đó thuộc về Mũi chứ không tách riêng làm Tam Nhạc.
1. Mũi về phương diện bộ vị
Dựa theo cách cấu tạo của Mũi, tướng học chia Mũi làm các bộ phận nhỏ dưới đây:
– Sơn Căn: phần gốc Mũi nằm ở khoảng giữa hai đầu mắt.
– Tỵ Lương: phần sống Mũi bao gồm từ Sơn Căn xuống đến phần giới hạn của hai cánh Mũi.
– Phần trên của Tỵ Lương (kế tiếp với Sơn Căn) gọi là Niên Thượng; phần dưới gọi là Thọ Thượng
– Phần chót Mũi gọi là Chuần Đầu.
– Cánh Mũi bên phải gọi là Gián Đài; cánh bên trái gọi là Đình Úy.
– Khoảng chân của sống Mũi chạy dài từ đầu mắt phải tới Đình Úy gọi là Quang diện; từ đầu mắt trái tới Gián Đài gọi là Tinh xá.
2. Mũi và Cá tính tổng quát
Mũi là tấm ảnh thu gọn lại các cá tính tổng quát của con người bao gồm cả 3 mặt: trí, khí, lực tùy theo sự phát triển của 3 phần sau đây:
Phần Sống Mũi bào gồm cả (Sơn Căn, Niên Thượng và Thọ Thượng): cho ta biết khái quát về Động lực của cá nhân. Tùy theo phần này thẳng thắn, rộng nở hay không mà ta có thể biết sơ qua cá nhân đó có động lực là nguyên động lực trội yếu nhất chi phối mọi khả năng tiềm ẩn hay không.
Phần Chót Mũi (Chuần Đầu) chủ về Trí lực; sự phát triển của Chuần Đầu đi đôi với sự phát triển của trí tuệ.
Phần Cánh Mũi và hai bên Sống Mũi (phần Gián Đài, Đình Úy, Quang diện và Tịnh xá) chủ về Hoạt lực. Gián Đài, Đình Úy chỉ về Hoạt lực tích cực; Tịnh xá, Quang diện chủ về phần tiêu cực. Phần nào nổi bật nhất thì cá tính đó chiếm phần trội nhất.
3. Mức độ dài ngắn của Cánh Mũi:
Ở đây sự dài ngắn được xác đinh theo khuôn mặt của cá nhân đó. Cách xác định khoa học nhất là đo chiều dài Mũi từ Sơn Căn đến Chuần Đầu rồi so sánh với chiều dài toàn thể khuôn mặt từ chân tóc tới cuối Cằm.
Nếu chiều dài Mũi bằng 1/3 chiều dài khuôn mặt thì coi như trung bình; trên tiêu chuẩn đó được coi là dài và dưới tiêu chuẩn đó được gọi là ngắn. (h122) Trên thực tế cách đo trên rất khó thực hiện vì khuôn mặt gồ ghề rất khó đo.
Do đó cách phổ thông nhất là lấy bề ngang của 3 ngón tay (trỏ giữa và áp út) duỗi thẳng và khít vào nhau làm tiêu chuẩn trung bình, bề dài của Mũi hoặc quá hoặc bất cập bề ngang nói trên sẽ cho ta biết là Mũi dài hay ngắn.
4. Mức độ cao thấp của Mũi:
Đối với người có kinh nghiệm và năng khiếu về nhân tướng học thì mức độ cao thấp rộng hẹp của Mũi được nhân ra tưc khắc nhờ trực giác bén nhạy và kinh nghiệm của họ.
Tuy vậy ta cũng có thể dựa vào tiêu chuẩn sau đây để định mức cao thấp của Mũi đối với khuôn mặt (hay nói đúnghơn là cao thấp của Trung Nhạc với phần còn lại của Ngũ Nhạc).
Từ trung điểm của Mũi (từ Sơn Căn đến Chuần Đầu) ta kẻ một đường song song với mặt phẳng của trán. Nếu đường thẳng đó trùng khít với mặt phẳng của trán (mặt phẳng ở đây là mặt phẳng trung bình: chỗ bằng phẳng nhất. Trường hợp trán vát hoặc lồi thì lấy mặt phẳng đi qua trung điểm của trán làm chuẩn) thì là Mũi không cao, không thấp; không tiếp xúc với mặt phẳng trán là cao, chìm sâu dưới mặt phẳng trán là thấp
Độ rộng hẹp của Mũi có thể suy ra bằng cách so sánh độ ngang rộng nhất của hai cánh Mũi với bề ngang thực sự của khuôn mặt nhìn trực diện. Bề ngang chính diện của khuôn mặt coi như bao gồm trong khoảng hai đường thẳng song song kẻ từ hai điểm cuối cùng của cặp mắt. Nếu khoảng cách hai cánh Mũi quá 1/3 bề ngang thực sự của khuôn mặt thì coi Mũi thuộc loại rộng; dưới mức độ đó được coi là hẹp