Các đặc ngữ về Miệng trong nhân tướng học

MÔI MIỆNG VÀ KHU VỰC HẠ ĐÌNH: ĐẠI CƯƠNG VỀ MÔI MIỆNG 

Về mặt quan sát, Miệng và Môi được xem là một cơ cấu duy nhất mệnh danh là xuất nạp quan. Danh xưng này là do người ta cho rằng Miệng vừa là cơ quan thâu nạp thực phẩm từ bên ngoài vào để nuôi cơ thể vừa là quan sát ra mệnh lệnh để sai khiến người khác hoặc truyền đạt ý tưởng của mình đến tha nhân. Trong năm cơ quan quan trọng của khuôn mặt, Miệng là một thành phần khá quan trọng.

Tướng pháp cổ điển Trung hoa thường có thói quan địa lý hóa khuôn mặt, gán cho các danh xưng đặc biệt về các địa danh, nên trong sô bốn dòng sông tưởng tượng trên mặt là Tứ đậu, Miệng được người ta gọi Hà đậu, đứng đầu Tứ đậu. Hà đậu trong ý nghĩa này cần phải sâu, rộng tươi tắn mới gọi là đắc thế. Nếu Môi trên Môi dưới bất quân xứng hoặc là thái quá hoặc bất mỏng là kẻ vãn niên vô phúc, tho mạng ngắn ngủi.

Về mặt ngũ tinh, Miệng được mệnh danh là Thủy Tinh. Dưới nhãn quan này Miệng muốn xứng với danh hiệu Thủy Tinh đắc thế thì hai Môi phải chủ về vuông vắn, ngậm Miệng thì trông nhỏ há Miệng thì rộng lớn. Nhân Trung thì phải sâu và dài, răng phải đều thì quan lộc mới thịnh vượng. Nếu Môi hếch răng hô, hoặc lộ xỉ, lởm chởm, khóe Miệng cong vòng xuống dưới là số nghèo hèn.

Trong tướng học cổ vẫn dùng các thuật ngữ cổ mà ngày nay ít đươc lưu ý thì Miệng được gọi là Trung tín học đường (lưỡi được gọi là Quảng đức học đường) với ý nghĩa đạo đức ngụ ý là Miệng người quân tử đã nói ra là để diễn đạt những gì thủy chung hoặc đáng tin cậy.

Viết một bình luận