Các đặc thái của Miệng trong nhân tướng học

MÔI MIỆNG VÀ KHU VỰC HẠ ĐÌNH: ĐẠI CƯƠNG VỀ MÔI MIỆNG

Dưới nhãn quan tướng học tổng quát Môi, Lưỡi, Răng đều thuộc về Miệng. Chẳng những vậy, các bộ phận nhỏ khác thuộc khu vực quanh Miệng có liên quan xa dần đến Miệng đều được tế phân thành những khu vực rất nhỏ với những tên riêng và cũng đều được xếp chung vào phạm vi mạng vận liên quan đến Miệng.

1- Các bộ vị của Miệng:

– Hai khóe Miệng được gọi là Hải Giác

– Phần tiếp giáp với Môi dưới (ở ngay chính giữa) được gọi là Thừa Tương

– Môi trên gọi là Kim Phúc

– Môi dưới gọi là Kim Tải Cũng vì lý do đó mà toàn thể Môi nói chung được gọi là Phúc Tải.

Hai bên Hải Giác phải đều đặn hoặc cong lên hoặc thành đường ngang chứ không nên chúc xuống. Trường hợp cúp xuống phía dưới, danh từ chuyên môn tướng học gọi là Miệng Thuyền lật, tượng trưng cho hậu vận long đong bất trắc. Hai phần Kim Tải và Kim Phúc phải cân xứng và tươi mát. Hai phần Thực Thương và Thừa Tương cũng vậy. Nếu tất cả các bộ vị của Miệng đều thỏa đáng các điều kiện trên thì gọi là Xuất nạp quan thành tựu

2- Nguyên tắc thực tiễn để biết các đặc thái của Miệng

2.1 Miệng rộng, hẹp:

Miệng rộng, hẹp không có tiêu chuẩn khách quan mà chỉ dựa vào tiêu chuẩn chủ quan (nghĩa là chỉ dựa vào tỷ lệ của cá nhân được xem xét mà thôi).

Muốn biết Miệng của một người rộng hay hẹp một cách tương đối so với bản thân của đương sự, ta có thể dựa vào các ngón tay của người đó.

Dùng ba ngón tay (ngón trỏ, ngón giữa, và ngón áp út) xếp lại liền nhau làm tiêu chuẩn so sánh; Nếu người đó ngậm Miệng lại tự nhiên mà bề ngang bằng tiêu chuẩn vừa kể thì đó là loại Miệng trung bình. Dài hơn ba ngón tay là Miệng rộng; ngắn hơn ba ngón tay là Miệng hẹp.

Ngoài phương pháp kể trên, một số tác giả hiện còn cho rằng có thể căn cứ vào bề ngang của hai cánh mũi để làm tiêu chuẩn xác định rộng hẹp của Miệng. Từ hai cánh mũi ta kẻ hai đường song song xuống tận Cằm, nếu hai đường đó mà chưa chạm hai khóe Miệng thì đấy là Miệng rộng và ngược lại.

Tuy nhiên cách này không chính xác lắm vì bề ngang của hai cánh mũi biến thiên thường xuyên nên dùng làm tiêu chuẩn không được chính xác.

2.2 Môi dầy mỏng:

Môi được coi là trung bình tương xứng trong phạm vi đối chiếu với các bộ vị quan trọng của khuôn mặt là khi bề ngang của Môi (tính từ ranh giới của Nhân Trung tới vạch của Miệng- Môi trên; hoặc từ vạch ngang của Miệng tới Thừa Tương – Môi dưới) vừa bằng hoặc xấp xỉ bề ngang của ngón tay trỏ. Trên mức độ đó là Môi dây, dưới phải được xem là Môi mỏng.

2.3, Lăng, Giác của Miệng:

Lăng Giác của Miệng là tiếng chuyên môn của nhân tướng học Trung Hoa rất khó tìm được tiếng tương đương trong Việt ngữ. Theo định nghĩa, Miệng được gọi là Lăng khi phần nổi cao hơn phần ranh giới của Miệng so với các bộ vị khác bao quanh.

Còn Giác tức là Hải Giác, Miệng được coi là có Giác khi mím Miệng lại một cách tự nhiên khóe Miệng vạch thành sợi chỉ ngang khá rõ rệt. (h150/1) Ngược lại các điều kể trên thì coi là Miệng không có Lăng Giác

Viết một bình luận