NGŨ TÚ TRONG NHÂN TƯỚNG HỌC

NHƯNG TƯỚNG CÁCH ĐẶC BIỆT

Đây là loại tướng quý căn cứ vào thực chất để định phú quý, thọ khang, có một phần Tú là một phần quý hiển, nếu có đủ cả Ngũ tú thì phú quý thọ khang gồm đủ.

Ngũ Tú gồm có:

* Cốt tú: Răng đều hay không đều không thành vấn đề. Điều cần thiết là răng phải chắc chắn, tươi sáng tựa như ngọc ngà không có vết. Người nào có bộ răng hợp với điều mô tả trên được kể là Cốt tú.

* Nhục tú: Sắc mặt lúc nào cũng hồng hào tươi tĩnh thì gọi là Nhục tú. Chỉ cần hồng hào tươi tĩnh mà thôi. Gầy mập không cần lưu ý.

* Huyết tú: Lông Mày thanh nhã, mịn màng và chất của Lông Mày cũng như sự thưa mỏng của nó tương xứng với tóc và râu được gọi là Huyết tú.

* Khí tú: tiếng nói trong trẻo, có Âm lượng vang ra xa thì gọi là Khí tú. Đối với phép quan sát thần Khí của Á Đông thì Âm Thanh là đối tượng dễ quan sát nhất về Khí. Khí tốt thì Âm Thanh trong trẻo vang dội. Từ Khí có thể suy ra Thần và Sắc. Bởi vậy Đạt Ma Thiền Sư có nói: Cầu toàn Tai Thanh.

Trong phép xem tướng, người ta đã liệt việc xem tướng Âm Thanh vào loại tướng pháp thượng thừa cũng bởi lý do trên.

* Chất tú: Mắt sáng, tia lông lanh có thần Khí thu tàng như tinh tú tự phát ra ánh sang ban đêm: sáng mà êm dịu thì gọi là Chất tú.

Đời nhà Thanh, Đệ nhất thi nhân Hoàng Công Độ là người có đủ tướng Ngũ tú. Bởi vậy, tâm tính thông tuệ, dung hơp được cả các tinh hoa của thơ văn cổ điển bác học lẫn thơ văn bình dân. Nhà thơ họ Hoàng đã dùng những kỹ thuật bác học cổ điển để sáng tạo ra nhữn bài thơ ý tứ mới mẻ khiến cho việc thưởng thức những cái hay đẹp của văn chương cổ điển càng thêm phong phú. Thơ văn của Hoàng đã tạo thành một phong trào văn hóa có ảnh hưởng sâu rộng trong giới sĩ phu thời đó và phần nào đã có ảnh hưởng đến cuộc vận động Tân văn hoá của nhóm Hồ thích sau này. Sở dĩ Hoàng Công Độ hiển hách một thời cả về công danh lẫn sự nghiệp như vậy đều là do may mắn được trời sinh ra có tướng Ngũ tú.

Viết một bình luận