Phân biệt vài đặc thái của Nhãn thần trong nhân tướng học

THẦN, KHÍ, SẮC VÀ KHÍ PHÁCH: NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THẦN 

Như trên đã nói, trong khi quan sát thần người ta nghĩ ngay đến tinh hoa của con người phát hiện ra trong nhiều lãnh vực và dưới nhiều hình thái nhưng chủ yếu vẫn là ở cặp Mắt. Nói đến Mắt ta không nên chú trọng nhiều lắm tới hình thể của nó (lớn nhỏ, nông sâu, dài ngắn, rộng hẹp…), và phải để ý đến mục quang. Chính mục quang mới gíup ta nhận định và phân biệt được nhãn thần. Mục quang nói chung có thể ở vào một trong hai trường hơp chính.

1. Phù quang:

Đây là loại ánh Mắt có vẻ sáng nổi, hời hợt, người tinh Mắt có thể bằng trực giác nhận ra rằng ánh Mắt tuy có vẻ sáng tỏ mà thực ra là không có thần tựa hồ như mặt trăng phản chiếu lại ánh sáng thái dương hoặc như chất lân tinh được sơn phết vào các tấm bảng chỉ đường ban đêm sáng rực khi có ánh đèn xe rọi tới.

2. Chân quang:

Ngược lại với phù quang là chân quang. Đây là loại sáng thực có sinh Khí nên ánh Mắt linh họat nhìn vào là thấy sống động như ánh thái dương vậy.

Trong phép quan sát thần để định quý tiện hiền ngu, chỉ có chân quang mới đáng được lưu ý còn phù quang phải gạt bỏ, vì phù quang là ánh sáng muợn hay quá yếu ớt không đủ để kết luận rằn có thần nên không hể dựa vào đó mà biết được hiền ngu quý tiện. Vả lại, phù quang còn có ý nghĩa là kẻ đò sắp chết trong tương lai rất gần. Kẻ như thế còn gì đáng bàn đến.

Chân quang được chia thành bốn loại tùy theo tính chất đặc tính của mục quang như sau :

a) Thủ chân (ánh sáng thực và giữ lại được) :

Tròng Mắt như vì sao sáng, không dao động mà tự phát quang, , lúc tĩnh thì ngưng tụ, lúc động thì bừng sáng, khiến người ngoài không dám nhìn thẳng
vào Mắt mình.

Người có thủ chân quang tính tình trung thực, lương hảo danh vang thiên hạ, dù gặp nguy hiểm cũng vẫn vượt qua được.

b) Hàm chân (ánh sáng thực nhưng ẩn tàng vào Mắt):

Ánh Mắt tự phát quang giống như ánh sáng của viên ngọc quý, nhìn kĩ mới thấy vẻ sáng, khiến người ta cảm thấy dễ chịu, tự trong thâm tâm nảy sinh cảm giác hân hoan.

Rộng ra khi ta nhìn thấy cây cỏ suới nước xinh tươi mà thấy ấm lòng vui Mắt thì cái vẻ sáng của cảnh vật là tinh hoa của núi sông. Cái đó mệnh danh là hàm quang.

Người có thần Mắt thuộc loại hàm chân thì đỗ đạt sớm, lưu lại tiếng thơm cho đời.

d) Tàng chân:(sáng thực nhưng lhông lộ liễu)

Ánh Mắt sáng mờ mờ, mới nhìn thì như không đủ mà nhìn lâu lại có vẻ dư.

Kẻ có tàng chân mạng vận vinh hiển, sự sang cả lưu tới đời sau nhưng phát đạt muộn.

e) Hồi chân (sáng thực mà như sẵn sàng tuôn ra)

Bình thường rất khó nhìn, muốn thấy phải mở Mắt thật to, lúc đó mới thấy rõ vẻ sáng. Loại chân quang này thường xuất hiện trong ánh Mắt những người cận thị. Nó có thể tụ hay có thể tán, hay lệch, có thể êm đềm như ánh trăng rằm, cũng có thể như ánh sao nhấp nháy, Loại chân này nên có vẻ sáng ngấm ngầm và hơi đen ám thì mới quý.

Cái quý của loại Mắt có chân quang này khác hẳn với ba loại trên, tốt xấu từng trường hợp. Những kẻ kì hình dị tuớng thành đạt đều thuộc loại này.

Tóm lại, có chân quang dù nhiều hay ít là tướng của kẻ mưu sự dễ thành, cầu công danh sẽ đạt. Đại khái, chỉ rất về mặt Thần Khí mà đoán kẻ có mục quang thuộc loại tàng chân hậu vận phát triển tốt đẹp, sự nghiệp chắc chắn viên mãn nhưng không thoát khỏi cảnh thiếu thời bị sóng gió, bị vấp váp rất nhiều trong cuộc đời, không được sống Thanh thản bình dị như kẻ thuộc loại thủ chân và hàm chân. Phàm người ta dù các bộ vị có bị khuyết hãm, cốt cách có vài điểm bị xếp vào loại hạ cách mà ánh Mắt lúc nào cũng có chân quang bất kể lúc nào thì cũng giống như rồng thiêng lân quý, tuy ở nơi đầm hẹp rừng thưa coi như đủ để hóa giải những khuyết điểm của hình thể và có thể đạt được phú quý vượt ra ngoài dự liệu thường tình. Đây chính là một trong nhiều bí quyết của tướng học Á Đông và thuộc về nguyên lý Trọc trung hữu Thanh. Sách vở bàn về tướng thuật đầy rẫy các giai đoạn liên quan tới điểm tế nhị này.

f) Những điều kiện tối hảo của nhãn thần

Nói đến nhãn thần ta không cần chú ý tới hìng dạng của Mắt mà phải đặc biệt lưu ý đến mục quang. Mục quang được xem là tối hảo khi nó hội đủ 7
điều kiện sau đây :

1- Tàng nhi bất hối :

Nghĩa là nhãn thần phải có vẻ che khuất đi được, nhưng mục quang không được tối ám. Nói một cách khác rộng rãi hôn là mục quang tuy sáng nhưng là một thứ ánh sang có vẻ hàm xúc, động trong cái tĩnh, tương tự như vẻ sáng của một viên ngọc báu tự nó có thể phát quang nhưng không rực rỡ, lộ liễu phải quan sát thật lâu mới phát hiện được. Còn hối là Mắt lờ đờ như Mắt ngái ngủ.

2- An nhi bất ngu :

Mục quang ổn định nhưng không trơ trẽn bất động, Từ ngữ ổn định tự nó đã ngầm chứa tính cách sống động nhưng là cái vẻ sống động linh hoạt chứ không phải là giao động “trơ trẽn bất động” có nghĩa là mục quang im lìm (inertie) không biểu lộ được đầy đủ sinh Khí cần thiết, không biến thông được. Nói cách khác đi, nhãn thần sung túc thì tự nó có vẻ sáng như một ngọn đèn điện dược thắp bằng dòng nhân điện xoay chiều có thể thu rút lại cường độ trong một giới hạn nào đó. Chẳng hạn như khi đàm thoại, ánh Mắt ta tuy không dao động nhưng lúc thích thú và khi cụt hứng độ sáng của Mắt phải có nhịp độ chuyển biến thích nghi đủ để diễn tả được cái trạng thái tình cảm nội tâm của ta lúc đó.

Trái lại, mục quang của một cá nhân lúc nào cũng cùng một cường độ dù nghe câu chuyện rẻ nhạt hay giật gân mà vẫn không có gì thay đổi thì không có thể coi là an nhi bất ngu được. Lúc đó, mục quang của kẻ đó phải được gọi là an nhi ngu.

3- Phát nhi bất lộ:

Mục quang được coi là phát khi tia Mắt như xạ ánh sánh ra ngoài nhưng mức độ phát quang của nó vừa phải, không quá mạnh mẽ rõ ràng, chỉ người quan sát thật tinh tuờng mới phát hiện ra được. Nói khác đi, mục quang như viên ngọc sáng giữa ban ngày, tuy phát quang nhưng ánh sáng rất mờ so với ánh sáng thái dương chứ không phải là một ngọn đuốc để bất cứ ai cũng thấy được dễ dàng.

Từ ngữ lộ có nghĩa là tròng Mắt lồi ra như nhìn trừng trừng vào đối tượng quan sát, lộ cả tròng trắng. Đại để lúc mèo rình chuột, cọp chuẩn bị vồ mồi, nhìn chằm chằm vào con mồi thì lúc đó mục quang gọi là lộ.

4- Thanh nhi bất khô:

Điều kiện ày đặt nặng vào việc quan sát cấu tạo của Mắt về phương diện phẩm chất. Thanh có nghĩa là tròng đen, lòng trắng cũng như đồng tử phải trong trẻo nghĩa là ranh giới ba phần đó phải phân biệt rõ ràng, chất liệu cấu tạo phải thuần khiết không được có các tia máu, màng Mắt xen lẫn vào, một khi có tất cả chất liệu cấu tạo đều thuần khiết thì nhìn vào Mắt người ta có cảm giác như nhìn vào một hồ nước sâu thẳm, trong trẻo như các tiểu thuyết gia vẫn thường mô tả: Mắt trong sáng như nước hồ về mùa thu. Đấy chính là điều tuớng học gọi là Thanh vậy. Còn khô có nghĩa là cằn cõi, không có vẻ sống động hiện lên ở bề mặt. Mắt Thanh mà khô có nghĩa là nhãn thần lạnh lẽo suy nhược, không được kiên cố. Để dễ hiểu hơn, xin lấy 1 ví dụ cụ thể: Thanh nhi bất khô ví như cây tùng, bách về mùa đông, cốt cách Thanh nhã và nhìn vỏ cây cành là vẫn có vẻ xanh tươi biểu hiện một sức sống tiềm ẩn bên trong. Ngược lại, Thanh nhi khô ví như thân cây lau sậy về mùa đông, cành lá trơ trọi, cằn cõi, nhìn kĩ có thể biết ngay là thân cây hết nhựa, chỉ còn hình mà mất hết chất.

5- Hòa nhi bất nhược Âm dịu nhưng không mềm yếu.

Nói rộng ra mục quang được coi là Hòa nhi bất nhược khi ánh Mắt sáng một vẻ êm dịu nhưng không mềm yếu, khả ái chứ không phải khả hiếp khiến nguời khác nhìn thấy có cảm tưởng một niềm vui thích muốn tiếp xúc với ta chứ không dám khinh mạn vì trong sự hòa ái đó ẩn tàng một sức mạnh khiến kẻ đối diện phải nể phục trong lòng. chẳng hạn Mắt các tượng Phật trong chùa, tuy ánh Mắt từ bi bác ái nhưng vẫn không nhu nhuợc ủy mị.

6- Nô nhi bất tranh :

Lúc giận không lộ vẻ cạnh tranh, oán tức thì gọi là nô nhi bất tranh. Tuy nhiên, trong ý nghĩa của tướng học, ý nghĩa câu trên phong phú hơn nhiều.
Nộ phải được coi là chính Khí vì khi giận dữ phát xuất ra bởi một lý do thực sực chính đáng nhưng mặt không biến Sắc, chỉ hơi cau mày, ánh Mắt nghiêm nghị biểu lộ một tâm hồn dày công hàm duỡng luôn luôn giữ được bình tĩnh.

Có đủ các đặc tính kể trên thì mới gọi là nộ. Còn giận mà Mắt đờ ra, Mắt xạm lại, tia Mắt như tóe lửa, như muốn ăn tươi nuốt sống người khác là dấu hiệu bề ngoài của kẻ không có đức tính trầm tĩnh, mất tự chủ gọi là Tranh.

Chính vì Tranh bao gồm những phản ứng có ẩn ý ăn thua đủ, chỉ biết thỏa mãn tự ái nhất thời không nghĩ đến hậu quả về sau, nên tranh bị xếp vào loại Khí luợng hẹp hòi, biểu thị Khí phách nhỏ mọn, do đó tranh bị coi là tà Khí.

7- Cương nhi bất cô:

Nghĩa đen là cứng, mạnh mà không lẻ loi, nhưng ý nghĩa chính yếu ở đây chỉ loại mục quang tỏa ra ánh sáng hồn nhiên oai nghi khiến kẻ khác nhìn vào phải vị nể tưởng như sau con người của ta là cả một khối đông đảo sức mạnh vô hình chứ không phải chỉ là một cá nhân đơn chiếc.

Viết một bình luận