Hạt giống tâm hồn – Không đầu hàng số phận

Nếu tôi có thể ước cho mình một cuộc sống không gặp trở ngại nào thĩ hấp dẫn thật đấy, nhưng tôi sẽ khước từ vì khi ấy tôi sẽ không học được điều gì từ cuộc sống nữa.

– Allyson Jones

Những khởi đầu của năm 1993 dƣờng nhƣ báo hiệu đây không phải là năm tốt đẹp trong đời tôi. Đó là năm thứ tám tôi một thân một mình nuôi ba đứa con còn đang tuổi đi học, trong đó đứa con gái lớn chƣa hôn ƣớc gì cả vừa sinh cho tôi đứa cháu đầu tiên, còn tôi cũng sắp chia tay với ngƣời đàn ông tử tế sau hai năm hò hẹn.

Tháng tƣ năm ấy, tôi đƣợc gọi đi phỏng vấn và viết bài về một ngƣời phụ nữ sống tại một thị trấn nhỏ ở bang Minnesota. Thế là, ngay trong mùa lễ Phục sinh, tôi cùng Andrew, con trai 13 tuổi của tôi, lái xe qua hai tiểu bang để đến gặp ngƣời phụ nữ có tên là Jan Turner.

Trong chuyến đi dài đó, thỉnh thoảng tôi lại gọi chuyện với Andrew để lôi thằng bé ra khỏi những cơn ngủ gật. – Con biết không, cô ấy bị cụt cả hai chân tay. – Ô, thế thì làm sao cô ấy đi lại đƣợc nhỉ? – Chúng ta sẽ biết khi tới nơi. – Cô ấy có con không mẹ? – Hai con trai, chúng tên là Tyler và Coily – cả hai đều là con nuôi. – Chuyện gì đã xảy ra với cô ấy vậy mẹ?

– Mẹ không rõ nữa. Trƣớc khi phải cắt bỏ đi tay và chân, cô ấy đã từng là giáo viên thanh nhạc ở trƣờng tiểu học và chỉ huy dàn đồng ca tại nhà thờ.
Andrew lại thiếp đi trƣớc khi tôi kể nốt cho nó nghe những thông tin ít ỏi mà tôi biết về Jan. Khi đến tiểu bang Minnesota, tôi chợt băn khoăn không hiểu ngƣời phụ nữ tôi sắp gặp mặt đã phản ứng ra sao khi nghe cái tin khủng khiếp là mình phải cắt bỏ cả hai tay hai chân nhƣ vậy. Làm sao cô ấy có thể sinh sống đƣợc? Có ai bên cạnh để giúp cô ấy không nhỉ?

Khi đến Willmar, bang Minnesota, tôi gọi cho Jan từ khách sạn hỏi xem liệu tôi có thể đến nhà đón cô cùng lũ trẻ hay không. – Không sau đâu Pat, tôi lái xe đƣợc mà. Chúng tôi sẽ có mặt trong vòng 10 phút nữa. Chị có muốn đi ăn gì trƣớc không? Gần chỗ chị có quán Ponderosa ăn cũng đƣợc lắm đấy. – Vâng, vậy cũng đƣợc. – Tôi nói mà trong lòng cũng thấy ngại ngùng. Không hiểu cùng ngồi ăn trong nhà hàng với một ngƣời phụ nữ không chân tay sẽ nhƣ thế nào nhỉ? Cô ấy lái xe thế nào đƣợc nhỉ?

Tôi băn khoăn. Mƣời phút sau, Jan đỗ xe trƣớc khách sạn. Cô xuống xe và đi về phía tôi với dáng đi rất bình thƣờng trên đôi chân trông y nhƣ thật rồi chìa cánh tay phải có một cái móc sáng chói ở phía cuối để bắt tay tôi: – Chào Pat. Rất vui đƣợc gặp chị. Còn đây chắc là cháu Andrew.

Tôi bóp nhẹ tay cô rồi cƣời gƣợng: – Vâng, đây là cháu Andrew.

Sau đó, tôi nhìn ra băng ghế sau xe cô và cƣời với hai cậu bé, chúng cũng đang cƣời rất tƣơi với tôi.
Jan vui vẻ ngồi vào sau tay lái.

– Lên nào! Coily, xích vào cho bạn Andrew ngồi đi con.

Chúng tôi vào nhà hàng, ăn uống và trò chuyện trong lúc bọn trẻ tán gẫu với nhau. Cả buổi tối hôm đó, việc duy nhất mà tôi phải làm giúp Jan Turner là mở nắp lọ xốt cà chua.

Sau đó, trong khi lũ trẻ đang vui đùa trong hồ bơi của khách sạn, Jan và tôi ngồi trên bờ hồ. Cô kể cho tôi nghe về cuộc sống của cô trƣớc khi xảy ra thảm kịch. – Hồi ấy, lúc nào tôi cũng bận rộn. Cuộc đời đẹp đến nỗi tôi đã nghĩ đến chuyện nhận nuôi thêm một đứa thứ ba.

Tôi thấy lƣơng tâm mình cắn rứt. Phải công nhận rằng ngƣời phụ nữ này sống tốt hơn là tôi nghĩ.

Jan tiếp tục: – Một ngày chủ nhật trong tháng 11 năm 1989, tôi đang thổi kèn trumpet ở nhà thờ thì bất chợt thấy mệt, chóng mặt và buồn nôn. Tôi cố để không quy xuống ngay giữa buổi lễ, và hai cậu thanh niên đã đƣa tôi về nhà khi buổi lễ vừa kết thúc. Tôi vào giƣờng nằm nghỉ, nhƣng đến tối tôi cảm thấy mình cần phải gọi cấp cứu ngay.

Jan kể rằng lúc đƣợc đƣa đến bệnh viện cô đã hôn mê. Huyết áp giảm đến nỗi cơ thể cô hoàn toàn tê liệt. Cô bị viêm phổi, một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi khuẩn gây nên. Một trong những ảnh hƣởng phụ tai hại của căn bệnh này là sự kích hoạt hệ thống đông tụ của cơ thể, gây tắc nghẽn các mạch máu. Và vì máu đột ngột không chảy đến đƣợc các bàn tay và chân nên chân tay cô nhanh chóng bị hoại tử. Chỉ sau hai tuần nhập viện, tay Jan bị cƣa đến khuýu còn chân thì đến ống quyển.

Ngay trƣớc khi phẫu thuật, cô đã khóc lóc thảm thiết: – Ôi Chúa ơi! Không thể nhƣ thế đƣợc. Làm sao con có thể sống khi không có chân tay? Không đi đƣợc nữa ƣ? Không chơi trumpet, guitar, piano đƣợc nữa ƣ? Con sẽ không bao giờ đƣợc ôm các con của con hay chăm sóc chúng sao? Xin Thƣợng Đế đừng bắt con phải lệ thuộc vào ngƣời khác suốt quãng đời còn lại!

Sau khi phẫu thuật đƣợc sáu tuần, các vết thƣơng của cô đã lành, một bác sĩ đề cập với Jan việc dùng chân tay giả. Bà ấy bảo rằng Jan có thể tập đi, lái xe, đến trƣờng và thậm chí cô còn có thể đi dạy lại.

Jan cảm thấy điều đó thật khó tin. Trong lúc thất vọng, cô cầm quyển Kinh Thánh lên và mở ra một cách ngẫu nhiên. Một hàng chữ đập vào mắt cô, “Đừng bắt chƣớc hành vi và thói quen của thế giới này. Hãy làm cho mình luôn mới mẻ và khác biệt trong những điều con làm và suy nghĩ. Con sẽ học từ chính kinh nghiệm của mình cỊua những điều giúp con thật sự hài lòng”.

Jan đã suy nghĩ về điều đó – về việc trở thành một ngƣời mới mẻ và khác biệt – và cô quyết định thử dùng chân tay giả. Với cái khung tập đi buộc đến gần khuýu tay và một bác sĩ trị liệu giúp đỡ, cô chỉ có thể loạng choạng trên đôi chân chừng hai ba phút trƣớc khi ngã xuống trong đau đớn và kiệt sức. “Từ từ thôi”, Jan tự nhủ. “Hãy là một con ngƣời mới từ hành động đến suy nghĩ, nhƣng làm từng bƣớc một”.

Ngày hôm sau, cô thử mang đôi tay giả, một hệ thống dây cáp thô, các dải cao su và những cái móc đƣợc vận hành bằng sợi đai quàng qua vai Jan. Bằng cách cử động các cơ vai, chẳng bao lâu cô có thể đóng mở những cái móc để nhặt và giữ đồ vật cũng nhƣ mặc quần áo và ăn uống.

Trong vòng vài tháng, Jan có thể làm đƣợc hầu nhƣ mọi việc trƣớc đây cô đã từng làm – chỉ khác là theo một cách mới mẻ và khác biệt mà thôi. – Tuy nhiên, khi đƣợc về nhà sau 4 tháng trị liệu, tôi vẫn cảm thấy bất an về cuộc sống của mình cùng các con. Nhƣng khi về đến nơi, xuống  xe rồi bƣớc vào nhà và ôm chặt các con, tôi đã bỏ tất cả mọi lo lắng và ƣu phiền sau lƣng.

Trong khi tôi và Jan tiếp tục trò chuyện, bé Coily leo khỏi bể bơi, đến gần rồi quàng tay ôm vai mẹ. Khi nghe mẹ kể về những tiến bộ mới trong việc nấu ăn của mình, Coily cƣời toe toét. – Mẹ cháu giỏi còn hơn cả trƣớc khi bị bệnh nữa, vì bây giờ mẹ biết làm bánh kếp ngon tuyệt.

Jan cƣời sung sƣóng nhƣ ngƣời vừa đƣợc ban nguồn hạnh phúc lớn lao và đƣợc thỏa mãn trong cuộc sống.

Sau chuyến viếng thăm của chúng tôi, Jan đã lấy thêm bằng đại học thứ hai ngành giao tế và trở thành phát thanh viên cho đài phát thanh địa phƣơng. Cô cũng học thêm về tôn giáo và hiện là ngƣời dạy giáo lý ở nhà thờ nơi cô ở tại Willmar. Jan chỉ cho biết đơn giản rằng: – Tôi là một con ngƣời mới và khác biệt, tôi đã chiến thắng nhờ tình yêu bất tận và sự sáng suốt của Thƣợng Đế.

Sau khi gặp Jan, tôi cũng trở thành một con ngƣời mới và khác. Tôi học đƣợc cách tạ ơn Thƣợng Đế vì tất cả mọi điều trong cuộc sống giúp tôi trở nên mới mẻ dù phải vất vả làm thêm một công việc bán thời gian để các con tôi tiếp tục đến trƣờng, học cách làm một bà ngoại tốt lần đầu tiên trong đời, và can đảm chấm dứt với một ngƣời bạn tuyệt vời nhƣng không hợp với tôi.

Có thể Jan không có tay chân bằng xƣơng bằng thịt, nhƣng cô có một trái tim và tâm hồn nóng bỏng hơn bất kỳ ngƣời nào tôi từng gặp. Cô đã dạy tôi biết cách nắm giữ mọi điều mới mẻ và khác biệt xuất hiện trong cuộc đời bằng tất cả lòng nhiệt thành – để luôn có cảm giác hân hoan của ngƣời chiến thắng.

Viết một bình luận