Điển hình hợp phong thuỷ: Thâm Quyến Thiên cầm các

Những ví dụ điển hình của nhà ở hợp phong thuỷ: Thâm Quyến Thiên cầm các

Vào nơi này như chìm vào không gian mà mỗi nơi mỗi góc đều mang đậm sức sáng tạo của con người.

Ngôi nhà hiện trước mắt không đi theo một chiều hướng phong cách nào, người kiến trúc sư đã dựa theo nguyên tắc cơ bản nhất để thể hiện quan niệm thiết kế nhân tính hóa, sinh thái hóa.

Màu sắc của bức tường trong phòng khách đậm hơn các nơi khác một chút.

Mảng tường màu vàng kéo dài từ sàn đến trần nhà tạo cảm giác rộng rãi, thoáng đãng hơn cho phòng khách vốn có diện tích nhỏ. Đèn được sử dụng là loại đèn treo trang trí nhưng mang lại đủ lượng ánh sáng yêu cầu. Vì phía trên phòng ăn là một gác nhỏ nên trần có độ cao thấp, do đó người kiến trúc sư đã sử dụng những tấm gương ốp lên trần làm không gian như rộng hơn, lại không tạo cảm giác bị ức chế. Không nói đến sự tinh tế trong nội thất mà chỉ ở điểm này thôi cũng tạo ấn tượng sâu sắc cho người xem. Trong những lúc không sử dụng bếp, có thể dùng một bức mành kết những hạt châu lóng lánh để phân cách phòng bếp và phòng ăn. Nhìn qua bức mành này thấy phòng ăn và phòng khách thêm phần lung linh, huyền ảo, đầy chất lãng mạn. Toàn bộ không gian được sắp xếp, phối hợp một cách hài hòa, tự nhiên.

Sự ấm áp của gỗ va chạm với sự lạnh cứng của kim loại, vừa mang đến vẻ hiện đại nhưng vẫn rất nhân tính.

Không chỉ đạt được những yêu cầu về sinh hoạt, tính nghệ thuật và tình cảm được thể hiện trong ngôi nhà này đã dẫn chúng ta đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Sự sáng tạo có thể làm không gian mở rộng vượt xa diện tích thực của nó.

Chú ýýý chất liệu đồ dùng trong nhà theotrong phong thuỷ Các đồ trang trí trong nhà được sử dụng những chất liệu không gây hại cho con người, dựa trên các nguyên tắc về tính sử dụng, kinh tế, an toàn, mỹ quan… để thiết kế. Khi tiến hành trang trí phải tuân theo những nguyên tắc khoa học và nghệ thuật để tạo vẻ đẹp, mang lại một tổng thể không gian thư thái cho ngôi nhà.

Có thể khái quát theo những nội dung sau: Trang trí mặt sàn: Sàn nhà là phần quan trọng trong nhà. Khi trang trí, chủ yếu là dùng màu sắc, chất liệu, hình họa để thay đổi và làm đẹp hơn.

Trang trí tường: Có thể dùng các phương pháp: trát, bả, dán, quét vôi… để trang trí.

Trang trí trần: Trang trí trần nhà là sử dụng các loại chất liệu để tiến hành trang trí, làm đẹp thêm cho phần trần nhà. Đồng thời còn phải đạt yêu cầu thông phong, giảm nhiệt, ánh sáng…

Sắp xếp các đồ nội thất trong nhà: Đồ nội thất, các thiết bị điện, thiết bị vệ sinh… cũng là một nội dung quan trọng để làm đẹp nhà.

Sắp xếp các đồ dùng khác: Chủ yếu bao gồm: tranh vẽ, lọ, bình, các đồ trang trí…

Đôi lúc, những đồ vật nhỏ nhặt này lại tạo ra được hiệu quả trang trí khá lớn cho ngôi nhà.

Chú ý về việc trang trí phòng ăn theo phong thuỷ Trang trí cho phòng ăn trước tiên phải xem xét đến công dụng của từng đồ vật để sắp xếp. Ví dụ: tủ rượu, bàn ăn, tủ lạnh,…

đều là những vật dụng không thể thiếu, đồng thời cũng có tác dụng để trang trí.

Sau khi sắp xếp những đồ vật này thì điều quan trọng là tạo không khí trong phòng ăn. Đầu tiên là dựa vào màu sắc của tường để mang lại cảm giác. Bất kể phòng ăn có diện tích lớn hay nhỏ thì đều phải có không khí thân thiện, ấm áp. Nếu diện tích nhỏ thì dùng những màu lạnh như xanh lục, xanh lam, trắng… để lấy màu sắc nới rộng không gian. Nếu diện tích phòng lớn thì có thể dùng những màu đậm hơn, sau đó lại sử dụng những màu sáng để làm điểm nhấn.

Trung tâm của phòng ăn là bộ bàn ăn.

Bàn và ghế nên là một bộ đồng nhất về màu sắc và kiểu dáng. Để tạo không khí có thể dùng khăn trải bàn với nhiều chất liệu, hoa văn khác nhau nhưng vẫn phải đảm bảo sự hài hòa trong phòng ăn. Ngoài ra, có thể tô điểm thêm bằng hoa tươi và những vật dụng nhỏ xinh khác. Còn một điểm rất quan trọng đó là ánh sáng trong phòng ăn. Nên theo phong cách đang có của phòng mà lựa chọn kiểu đèn, màu sắc ánh đèn. Nếu đèn có ánh sáng xanh thì sẽ làm màu của cốc rượu, chén trà trở nên tinh tế hơn.

Chú ý về vấn đề cầu thang theo phong thuỷ Cầu thang có thể làm cho bố cục không gian trở nên hài hòa, có tác dụng phân chia các khu vực trong nhà. Nhưng nếu sự thiết kế không hợp lý thì có thể làm rối mắt, đi lại khó khăn. Khi thiết kế cầu thang nên chú ý những điểm sau: Phòng khách biến thành tiền sảnh: Đây là trường hợp thường gặp ở những ngôi biệt thự hoặc những nhà to lớn, bề thế. Bước vào cửa hoặc chính giữa sảnh lớn là cầu thang. Cầu thang dạng thẳng cao vút lên trên hoặc là cầu thang dạng cánh cung như hình cầu vồng. Cả 2 loại hình dáng này đều làm cho chức năng phân tách bố cục ở tầng 1 bị lộn xộn và còn làm phòng khách biến thành nền tô điểm cho tiền sảnh. Như vậy, rõ ràng phòng khách chỉ giống như nơi nghỉ chân hoặc là nơi dừng chân của một hội trường lớn mà thôi.

Kết nối không gian riêng tư: Đặc tính của cầu thang là dẫn hướng. Những chỗ cầu thang giao với cửa phòng kị nhìn trực tiếp vào phòng ngủ để tránh bị soi mói vào không gian riêng tư.

Bậc cầu thang quá cao: Một số người muốn tiết kiệm không gian, làm khoảng cách giữa các bậc cầu thang quá lớn, trên 20cm. Điều này không chỉ làm cho việc đi lại mất nhiều công sức mà còn làm cho việc tận dụng khoảng không gian dưới cầu thang trở nên khó khăn hơn.
Tiêu chuẩn khoảng cách các bậc cầu thang là 15 cm, mới tạo được cảm giác thư thái khi lên xuống. Nếu vượt quá 18 cm thì khi đi lên sẽ rất mệt mỏi. Độ rộng cho bậc từ 27-30 cm là thích hợp nhất.

Nếu khoảng cách giữa 2 tầng là 2,9m thì độ dài lý tưởng của cầu thang là 5 m. Thông thường loại cầu thang đôi hoặc cầu thang gấp khúc sẽ tiết kiệm được nhiều diện tích nhất.

Giếng trời: Có tác dụng điều tiết không khí trong nhà. Một vài người chỉ tận dụng khoảng không cầu thang để làm một cái giếng trời nho nhỏ. Thực ra nếu giếng trời quá nhỏ và hẹp thì tác dụng điều tiết không khí của nó không đáng kể. Trừ phi là làm thêm một giếng trời ở trong nhà.

Có điều là nó sẽ gây khó khăn cho việc sử dụng điều hòa.

Viết một bình luận