Tôi tận dụng hết mọi thiên thời địa lợi đến với tôi, kết quả tốt đẹp tự nó sẽ theo sau. -Sara Teasdale
Hôm nay tôi trông những luông hoa tuy-líp trong vườn. Thật ra, tôi trồng chúng với hy vọng mùa xuân tới, khu vườn sẽ rực rỡ lên khi không khí trong lành và cơn mưa xuân xoá tan những vết tích của mùa đông. Chúng có thể ra hoa màu đỏ, màu vàng hoặc màu tím. Tôi không biết, nhưng tôi tin rằng mùa xuân sẽ đến, và dù hoa tuy-líp mang màu gì cũng được, chúng sẽ thêm vào một chiều hướng khác biệt cho cuộc đời tôi. Đó là điều Thánh Paul đã nghĩ ngợi khi ông nói: “Chúng ta bước tới bằng niềm tin, không phải bằng ánh mắt”. Niềm tin sẽ dẫn mọi điều tốt đẹp đến với cuộc đời chúng ta.
Một cô bé có lọn tóc vàng hoe rủ xuống má nói với tôi:
– Chào bác. Bác là mẹ của Doug phải không ạ?
Tôi quỳ xuống, nhìn thẳng vào đôi mắt của cô bé bốn tuổi và trả lời:
– Phải đó.
– Cháu chỉ muốn nói cháu với bác rằng cháu rất thích Doug. Bạn ấy thật đặc biệt.
Tôi nói với vẻ tò mò:
– Bác biết. Vậy hôm nay Doug đã nói chuyện với cháu chưa?
Cô bé đáp với vẻ chắc chắn:
– Chưa ạ. Nhưng cháu rất thích bạn ấy.
Tôi mỉm cười thật sung sướng và nói:
– Bác cũng vậy.
Đó là những câu nói được thốt ra cách đây mười lăm năm khi tôi đến đón Doug – đứa con trai đang học mẫu giáo. Chúng khắc sâu trong tâm trí tôi suốt bấy lâu nay, vì mãi đến giờ này tôi mới có đủ can đảm để viết lại. Doug mắc bệnh tự kỷ, và nó luôn chui rúc vào cái vỏ tự kỷ của nó. Nhưng cô bé tóc vàng nói đúng. Doug là một đứa trẻ rất đặc biệt.
Ớ trường mẫu giáo, Doug không nói năng nhiều, hầu như suốt ngày nó chỉ ngồi im trong một góc phòng, hoàn toàn cách biệt với bạn bè.
Nếu có giao tiếp, nó chỉ nói chuyện với thầy cô chứ không nói chuyện với bạn học. Trong thời gian này, Doug cũng tham dự lớp học dành cho ữẻ khuyết tật. Và rồi nhiều người đề nghị chúng tôi chuyển nhà đến thành phố St. Louis, nơi có một trường học đặc biệt dành cho đám trẻ như Doug. Theo chẩn đoán, nó không thể phát triển hơn nữa, và nó có thể sẽ ngồi hoài một chỗ mà xoay tròn các món đồ như vậy cho đến suốt đời. Chúng tôi quyết định không chuyển nhà. Vợ chồng tôi cho rằng cuộc sống như vậy không phải dành cho chúng tôi, càng không phải dành cho con trai chúng tôi. Chúng tôi trang bị cho mình bằng lòng can đảm, kiến thức, sự kiên trì và niềm tin.
Tại một trường tư thục, Doug học tập đọc trong khi khom mình dưới một khung gỗ và nghe Sơ Monica giảng bài trong những lớp ít học sinh hơn. Nhưng xong chương trình lớp một, nhà trường đề nghị chúng tôi tìm kiếm sự giúp đỡ đặc biệt cho Doug tại một trường công, nơi tiền quỹ hỗ trợ cho các học sinh loại này luôn dồi dào.
Trong những năm tiếp theo, Doug được chữa trị về ngôn ngữ, được chữa trị về lao động, được chữa trị về vật lý trị liệu, được học kèm, được tham gia nhiều hoạt động tập thể như lớp học ngày Chủ Nhật, nhóm hướng đạo sinh, học võ karate, bóng đá, âm nhạc… Khoảng năm hoặc sáu ngàn tiết học đặc biệt như vậy dành cho Doug.
Chúng tôi đang ưom mầm, và trên hết, chúng tôi có niềm tin. Chúng tôi tin rằng mình đã làm đúng.
Doug tốt nghiệp trường trung học Chaparral, thành phố Las Vegas, bang Nevada, vào ngày 4 tháng 6 năm 1990. Bằng tốt nghiệp của nó được xếp hạng 72 trên 442. Một tuần trước đó, Doug nhận được giấy báo là nó được nhận vào học chương trình dành cho người khuyết tật của đại học Nevada. Ớ đó, nó sẽ là tay trống cho đội quân nhạc của nhà trường, và dĩ nhiên chúng tôi sẽ không bỏ sót một buổi diễn nào có mặt Doug.
Cuộc sống tiếp tục trong màu sắc và ánh sáng chói lợi của nó. Mỗi mùa xuân, chúng tôi phát hiện một điều ngạc nhiên mới mà có lẽ nó đã được chúng tôi ươm trồng trước đó, và nó chờ đợi điều kiện thuận lợi để phát triển và nở hoa.
Cô bé cùng học mẫu giáo với Doug ngày nào không biết rằng nó đã nuôi dưỡng niềm tin cho tôi vào buổi sáng hôm đó khi nó lên tiếng chào tôi bằng câu: “Cháu rất thích Doug”.
Và tôi đã đáp:
– Bác biết.
Trước khi cô bé đi khỏi, tôi hỏi nó:
– Cháu tên gì?
Cô bé vừa vuốt lọn tóc vàng xoã bên má vừa trả lời:
– Niềm Tin. Tên cháu là Niềm Tin.