Không phải mọi vấn đề rắc rối của trẻ thơ đều cần nhờ đến một chuyên viên tư vấn về tâm lý. Thật vậy, có một số trường hợp họ không thể giải quyết bởi vì chỉ cần bạn có mặt ở đó là được. Tôi đưa ra một ví dụ sau đây: Cô con gái út Joiy của tôi vừa vào mẫu giáo và mọi việc diễn tiến tốt đẹp hơn tôi mong đợi, và tôi bắt đầu tận hưởng thời gian mà tôi được phép rảnh rỗi. Mỗi sáng, Lisa, con gái lớn được tám tuổi, nắm tay Joiy và hai chị em cùng nhau đến trường. Lisa có vẻ rất thích thú khi được thay mẹ chăm sóc em.
Một sáng nọ, tôi tận dụng cơ hội rảnh rỗi để đi mua sắm. Lần đó, tôi mua cho Lisa tấm thiệp Pokémon và cho Joiy đôi ủng mùa đông có cột dây giống như đôi ủng của chị nó. Cả hai đứa đều thích thú, tưởng chùng như thế giới trẻ thơ là điều thật tuyệt diệu. Nhưng điều đó không kéo dài lâu.
Một buổi sáng, Joiy thức dậy, nhưng ngay sau đó con bé rên rỉ:
– Mẹ ơi, con không khỏe. Con bị đau bụng.
Đúng là tình thế khó xử cho một bà mẹ. Một câu rên rỉ mơ hồ như vậy có thể chẳng có ý nghĩa gì cả. Tôi có cần cho nó ở nhà không? Có đúng là nó đau bụng không? Hay là ở trường có điều gì đó làm nó sợ? Sau vài câu hỏi nhẹ nhàng với nó, tôi thấy tình hình không có gì nghiêm trọng nên buộc nó phải đi học.
Sáng hôm sau, cảnh tượng đó lặp lại… hôm sau và hôm sau nữa. Nó bắt đầu không thèm ăn sáng, hoặc kéo dài thòd gian thay quần áo để lúc nào cũng trễ nãi. Từ bực mình tôi chuyển qua tức giận, và tôi đã la mắng nó nhiều hơn.
Một buổi sáng, nó không chịu mang đôi ủng mới mà nó từng nằng nặc đời mua. Nó rên rỉ:
– Con muốn mang lại đôi ủng cũ được không?
Tôi đã quăng đôi ủng cũ mòn tả tơi rồi. Nhưng đòi hỏi của nó làm tôi bực mình lắm. Tôi nghĩ Lisa có thể hiểu được chút gì chăng. Nhưng nó trả lời thật nhanh trước khi chạy đi chơi:
– Con không biết gì đâu, mẹ ơi.
Tôi vắt óc tìm câu trả lời. Ớ trường có ai chọc ghẹo nó chăng? Hay là cô giáo quá nghiêm khắc? Hay là nó còn quá nhỏ tuổi để đi học mẫu giáo, và cần ở nhà với mẹ thêm một thời gian nữa? Không phải mọi đứa trẻ lên năm tuổi đều sẵn sàng rồi mẹ để đến trường! Nó chỉ là một đứa bé thôi… Nhưng một ngày nọ, tôi có được lời giải đáp thật bất ngờ.
Chịu đựng như thế là quá đủ, tôi bèn đưa con bé đến trường và trao đổi với cô giáo của Joiy. Chúng tôi tới cổng trường vừa lúc chuông reo. Tất cả học sinh, kể cả hai đứa con tôi, chạy nhanh ùa vào như thể đang chạy đua xem ai vào lớp đầu tiên. Bên ngoài cổng, tôi quan sát tất cả học sinh cởi ủng thật nhanh, chạy theo hành lang để vào lớp.
Lisa và những đứa khác tuột giầy thật nhanh trong khi Joiy vất vả tháo từng sợi dây giầy. Trông con bé đơn độc thật đáng thương.
Lập tức mọi thứ trở nên sáng tỏ. Tôi hiểu ngay vấn đề của Joiy. Nó sợ nó là người cuối cùng bị bỏ rơi một mình ngoài hành lang. Nó còn bé quá, tay chân chưa đủ nhanh nhẹn để tháo dây giầy như chị nó. Còn những đứa bằng tuổi nó thì mang giầy đơn giản hơn. Đôi ủng “tuyệt vời” chỉ khiến nó tụt lại phía sau các bạn, bị bỏ rơi. Chị nó lại không để ý điều đó – trẻ con mà!
Làm thế nào tôi biết mình nghĩ đúng? Ngày hôm đó, khi Joiy về nhà, tôi giải thích rằng đôi ủng mới tuy đẹp nhưng khó mang vào và khó cỏi ra. Tạm thời nó dùng đỡ đôi ủng cũ của chị nó. Joiy trả lời tôi bằng một nụ cười thật tươi, ôm chặt tôi và hôn tôi. Tôi cảm thấy nét mặt nó nhẹ nhõm hẳn. Và các sự cố mỗi sáng không còn nữa! Không còn đau bụng nữa!
Tôi tự hỏi, với những vấn đề dễ dàng như vậy thì một chuyên viên tâm lý có thể giải quyết như thế nào? Còn bao nhiêu vấn đề khác nằm trong phạm trù này? Nhưng giờ đây, thế giới tuổi thơ của các con tôi hoàn toàn tốt đẹp. vấn đề nghiêm trọng đã có cách giải quyết thật đơn giản. Nhưng với điều kiện, bạn phải có mặt ở đó đúng lúc.