Tố chất của một nhà giáo giỏi là có khả năng đưa học trò đến những chân trời mới mà ngay chính bản thân mình cũng chưa từng đặt chân đến – Thomas Groome
Đó là buối lên lớp đầu tiên của tôi, vì thế tôi vô cùng lo lắng, hồi hộp.
Lớp học mà tôi được phần công là một lớp mẫu giáo với hơn chục cô cậu bé ở tuổi lên bổn. Với những bé đã từng học qua lớp mầm, lớp lá thì còn tạm ổn, chứ với những chàng “công tử”, những nàng “công chúa” lần đầu tiên đi học thì tôi đến là khổ sở. Vừa phải dỗ dành các bé, vừa an ủi các bà mẹ mắt đỏ hoe vì xót con, tôi phải luôn tay, luôn chân như chiếc chơng chóng. Cuối cùng, sau khi đã nỗ lực hết sức, tôi cũng xoay xở được cho bọn trẻ ngồi yên trên tấm thảm trải sàn êm ái.
Tất cả đã sẵn sàng cho bài học đầu tiên.
Khi cả lớp đang say sưa với câu chuyện về hai anh em thỏ trắng, tôi bỗng để ý đến một người phụ nữ cứ đứng ngay cạnh cửa sổ nhìn vào lớp học. Ánh mắt bà buồn đến nao lòng. Bài giảng vẫn tiếp tục khá trồi chảy, nhưng hình ảnh về người phụ nữ bên cửa sổ cứ mãi ám ảnh trong lòng, khiến tôi cảm thấy hơi bất an. Bà ta là ai? Bà vào đây để làm gì? Hay bà là phụ huynh của một học sinh nào đó trong lớp của tôi?
Sau khi bọn trẻ ra về hết, tôi thấy mình như kiệt sức. Tôi chỉ ước được về nhà ngay, được ăn chút trái cây, thưởng thức một bản nhạc êm dịu và đầm mình trong bồn tắm để thư giãn. Nhưng theo đúng lịch hẹn, tôi sẽ phải gặp thầy hiệu trưởng ngay sau buổi lên lớp đầu tiên.
Điêu đâu tiên thấy nói với tôi, đó là vê người phụ nữ tôi đã thấy bên ngoài cửa sổ. Bà là mẹ của một bé gái bị dị tật bẩm sinh, phải mang một tấm nẹp chân dài từ đầu gối xuống tận mắt cá. Em vẫn có thể đi lại được, nhưng bằng những bước chân khó khăn, vụng về và lệch hẳn sang một bên. Mẹ em đã đi khá nhiều trường để xin cho con mình được vào học, nhưng ở nơi đâu, bà cũng chỉ nhận được những cái lắc đầu.
– Cô có thể nhận Kelly vào lớp của mình không? – Thầy hiệu trưởng hỏi tôi.
Hình ảnh một cô bé gái bốn tuổi loạng choạng bước đi một cách khổ sở khiến tôi thấy thương cảm. Nhưng liệu tôi có thể chăm nom cả một lớp học và một học sinh đặc biệt như thế? – Vâng… Tôi đông ý, thưa thấy. – Tôi trả lời.
Thầy hiệu trưởng nhìn thẳng vào mắt tôi:
– Cô suy nghĩ cho kỹ nhé. Khả năng di chuyển và giữ thăng bằng của Kelly rất kém. Cô bé rất dễ bị té ngã đấy!
– Vâng, tôi có thể làm được!
– Tôi kiên quyết.
Và rồi, Kelly bước vào lớp tôi. Đó là một cô bé khá xinh xắn với đôi mắt to tròn, đôi bàn tay khéo léo và một tâm hồn trong trẻo đáng yêu vô cùng. Ngày đầu tiên, Kelly đến lớp và được mẹ ở lại bên em suốt cả ngày. Hôm đó, Kelly chỉ vấp té hai lần, mẹ em nói đó là một thành tích “đáng nể”. – Con bé rất thích được đi học, cô giáo ạ! Thê nhưng từ trước tới giờ, cháu nó chẳng được toại nguyện. – Bà nói, đôi mắt ngân ngấn nước.
Sau một vài ngày dìu Kelly ra vào sân chơi, tôi tự nhủ: «Sao mĩnh không thử khuyến khích cô bé tự tập đi nhỉ?”. Tôi hỏi Kelly rằng em có muốn thử không, và cô bé tỏ ra rất phấn khích.
Ngay ngày hôm sau, khi cả lớp đã ra ngoài sân chơi với hai cô giáo phụ tá, tôi cùng Kelly bắt đầu cuộc thử thách đầu tiên của hai cô trò chúng tôi trong hành lang lớp học. Khi tập trung hết sức, cô bé có thể tự mình vượt qua đoạn đường dài hơn mười mét. Kết quả đáng khích lệ đó khiến cả hai cô trò mừng đến run người, nhưng các phụ tá của tôi thì tỏ ra lo lắng khi biết chuyện. Họ khuyên tôi chỉ nên cho Kelly ra ngoài sân để cô bé ngồi trên ghế và ngắm nhìn bạn bè chạy nhảy vui đùa.
– Việc đó sẽ dễ dàng hơn nhiều, chị không thấy vậy à? Nhỡ trong lúc tập, cô bé bị ngã hay sao đó, chẳng phải chị sẽ gặp rắc rối đấy sao? – Họ nói nhỏ với tôi.
Dù vậy, Kelly và tôi vẫn kiên trì tiếp tục kế hoạch của mình.
Hàng ngày, vào các giờ nghỉ, Kelly và tôi vẫn bên nhau trong một bài học bên ngoài hành lang. Tôi mím chặt môi vì lo lắng mỗi khi thấy cô bé loạng choạng muốn ngã, nhưng Kelly thì cười khúc khích. Ý chí và sự ham học hỏi của em khiến tôi thật sự ngạc nhiên. Tôi theo dõi sự tiến bộ của Kelly bằng những vạch bút chì trên tường. Cứ ngày hôm sau, vệt bút chì lại tiến xa hơn ngày hôm trước, có hôm chỉ là một bước chân, có hôm lại hơn cả mét. Các bạn trong lớp bắt đầu chú ý đến thành quả đạt được nhờ công sức khó nhọc của Kelly và cổ vũ cho cô bé hết mình. Sau vài tháng trời vất vả tập luyện, cuối cùng, Kelly cũng đã tự đi khắp sân trường. Cô bé đỏ cả mặt vì sung sướng khi bạn bè dành cho em những tràng vỗ tay và những cái ôm siết đầy khích lệ. Hai cô bảo mẫu của lớp cũng ngạc nhiên và thường sửa soạn cho Kelly những bữa ăn nhẹ sau mỗi buổi tập đi như thê để khích lệ tinh thần quả cảm của em.
Đến giữa tháng 2, Kelly vắng mặt trên lớp vài ngày để đến bệnh viện Manhattan thực hiện việc kiểm tra định kỳ hàng năm. Buổi sáng thứ hai tuần sau đó, mẹ Kelly đưa em tới trường và xin được gặp riêng tôi một lúc.
– Thưa cô, có phải cô vẫn thường tập cho Kelly đi không ạ? – Bà hỏi tôi.
Tôi giật mình. Lẽ nào tôi đã làm sai khi khuyến khích Kelly tập đi trong sân mỗi ngày? Liệu việc tập đi có ảnh hưởng gì xấu đến đôi chân của bé?
– Vâng, chính tôi đã tập cho Kelly đi!
– Tôi trả lời, tim đập mạnh vì không biết có chuyện gì xảy ra
– Vì… vì tôi nghĩ điều đó sẽ giúp ích cho em!
Mẹ Kelly không nói gì. Bà nhẹ nhàng kéo chiếc váy dài của em lên, chỉ cho tôi thấy đôi chân em – những thanh nẹp chằng chịt nơi đầu gối biến mất, thay vào đó chỉ còn là các ống nối tại mắt cá chân.
– Chỉ trong vài tháng học với cô, đôi chân con bé đã trở nên khỏe mạnh hơn trước rất nhiều.
– Bà nhìn tôi, đôi măt lâp lánh nước.
– Tôi không biết phải nói cảm ơn cô giáo như thế nào vì những gì cô đã làm cho con gái tôi. Các bác sĩ bảo rằng Kelly có cơ hội đi lại hoàn toàn bình thường!
Quá mừng vui và bất ngờ, tôi ôm chầm lấy bà:
– Có một học sinh như Kelly, đối với tôi đã là một đặc ân rồi, chị ạ.
Mười bảy năm sau, tôi vẫn còn nhớ như in hình ảnh lần đầu tiên Kelly tự mình tập đi trong hành lang lớp học. Mỗi khi gặp phải những khó khăn, thử thách khắc nghiệt của cuộc sống, thì hình ảnh đó lại trở về, sống động trong tôi, tiếp thêm cho tôi sức mạnh. Chính em – cô bé Kelly nhỏ bé, với những bước chân mạnh mẽ và nụ cười tươi tắn – đã dạy cho tôi biết rằng, không khó khăn nào là không thể vượt qua. Tất cả những gì chúng ta cần phải làm là tiến về phía trước, mỗi lần một bước nhỏ…