Hạt giống tâm hồn và ý nghĩa cuộc sống – Liệu pháp tiếng cười

Nghịch cảnh là lý do khiến một so người gục ngã nhưng cũng là cơ hội để so khác bứt phá. – William Arthur Ward Tôi vẫn còn nhớ lần đầu tiên đến bệnh viện Mayo ở Scottsdale, Arizona, sau khi được chẩn đoán mác căn bệnh ung thư. Chuyến đi đó khiến tôi nhớ lại tấm áp phích quảng cáo “Sự tiến hóa của con người”.

Chỉ có điều thứ đang đập vào mắt tôi là một hàng dài những bệnh nhân đầu đã rụng hết tóc, thân hình gầy giơ xương, da dẻ xanh xao bợt bạt sau những đợt hóa trị. “Quá nhiều cho tiến hóa đấy. ” – Tôi tự đùa với chính mình. Đó là điểm khởi đầu trong hành trình chữa trị của tôi.

Giờ thì tôi đã hiểu ý nghĩa của câu “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bô” vốn được nghe từ khi còn bé. Cha mẹ tôi là một trong số những người may mắn thoát chết khỏi nạn tàn sát người Do Thái của Hitler và họ là những người vô cùng hài hước.

Cũng nhờ họ mà tôi được biết đến những nghệ sĩ hài vĩ đại nhất thời đại. Tôi lớn lên cùng những thước phim hài của Jackie Gleason, Ernie Kovacs, Sid Caesar, Jonathan Winters, nhóm Ba Anh Hề và Anh em Marx. Khi còn là một đứa trẻ, tôi đã nhận ra rằng nếu tôi có thể khiến mọi người cười, chắc chán mọi người sẽ yêu quý tôi hơn. Và không biết tự lúc nào, tôi nghiện cảm giác đưa lại tiếng cười sáng khoái cho người khác. Tôi không hề biết rằng, sau này, chính nụ cười đã mang lại sức mạnh cứu vớt cuộc đời tôi.

Tháng 3 năm 1999, tôi tham gia biểu diễn tại Liên hoan Hài kịch Mỹ ở Aspen, Colorado – nơi hội tụ của rất nhiều danh hài hàng đầu và những vị giám đốc đã lăng xê họ ở Hollywoơi. Xét ở một khía cạnh nào đó thì tôi đã rất may mắn. Trong liên hoan này, tôi là nhân vật chính của các cuộc chuyện trò. Một vài ngày sau, tôi nhận được lời đề nghị làm việc cho HBO. Tiếp đó là hợp đồng cho đĩa hài thứ ba của tôi. Không lâu sau, một số đài lại mời tôi diễn trong các chương trình hài, và Fox còn lựa chọn buổi biểu diễn Schimmel của tôi cho loạt chương trình vào mùa thu năm 2000.

Vào ngày 2 tháng 6 năm 2000, tôi tới Las Vegas để chuẩn bị cho lần xuất hiện đầu tiên ở Monte Carlo Resort & Casino. Tại sân bay, tôi gần như choáng ngợp trước hàng loạt bảng hiệu chào đón có hình tôi trên đó. Bên ngoài khách sạn còn có một tấm băng rôn khác ghi “Robert Schimmel: Ngày 2 và 3 tháng 6”. Tôi quả là một ngôi sao đang nằm trên bệ phóng.

Hai ngày sau, tôi cảm thấy mình kiệt sức và hơi sốt, thế là tôi đi khám bác sĩ. Tôi tưởng mình chỉ bị cảm thông thường, nhưng bác sĩ đã phát hiện ra một cái bướu nhỏ dưới cánh tay trái của tôi, ông ấy hỏi tôi có cái bướu đó bao lâu rồi nhưng tôi không biết. Tôi không để ý. Rồi ông yêu cầu tôi chụp cắt lớp điện toán và làm sinh thiết.

Khi tỉnh dậy ở phòng hồi sức, tôi thấy nách mình được quấn rất nhiều băng. Bác sĩ tới và bảo ông mới tìm thấy một cái bướu to hơn, khoảng bằng quả mơ, ở ngay dưới cánh tay phải của tôi. Điều tiếp theo mà tôi có thể nhớ là tôi ở trong văn phòng của bác sĩ cùng cha mẹ và vợ tôi.

Bác sĩ bước vào cùng các mẫu phim chụp. Ông bảo rằng cái bướu đó là ác tính. Ung thư. Bệnh ung thư máu Non-Hoigkin(3). Đúng là số phận, tôi nhủ thầm. Tôi lại mác cán bệnh không được đặt theo tên của người đàn ông ghi trên tên bệnh. (Non- Hoigkin nghĩa là “khôngphải Hoigkin”).

Đối với tôi, điều khó khăn nhất là làm sao thông báo tin xấu này cho bọn trẻ. Đây không phải là lần đầu tiên chúng tôi phải đối mặt với căn bệnh ung thư nguy hiểm. Năm 1992, tôi đã mất đi con trai Derek vì căn bệnh ung thư não. Lúc đó thằng bé mới 11 tuổi. Bây giờ, các con tôi sẽ lại phải chứng kiến tôi trải qua quy trình chữa trị tương tự như Derek trước đây. Tôi biết mình phải cố gáng lạc quan, điều đó sẽ giúp loại bỏ nỗi sợ hái mất tôi trong lòng bọn trẻ.

Do căn bệnh ung thư của tôi đã di căn nên trị liệu bức xạ không phải là một lựa chọn hay. Vì thế, tôi đã quyết định trị liệu hóa học. Tôi sẽ chỉ có thể sống thêm sáu tháng nữa nếu đợt trị liệu này vô tác dụng.

Còn nếu tiến triền tốt, tôi có 49% cơ hội sống thêm hai năm nửa mà không tái phát bệnh. Thêm một điều nữa: Tôi có nguy cơ bị vô sinh và không thể có con được nữa.

Tôi nói với vợ rằng: “Nếu anh chết, anh xin lỗi em vì những cư xử không tốt của anh với em từ trước tới nay”.

Vợ tôi đáp: “Thế nếu anh không chết thì sao? Anh có xin lỗi nữa không?”.

Ngày đầu tiên ở bệnh viện Mayo, tôi tìm đến một chỗ ngồi kế bên Bill – một bệnh nhân cũng lựa chọn hóa học trị liệu như tôi. Ông ấy xấp xỉ 50, người gầy gò, mái tóc đã rụng gần hết. Tôi hỏi ông ấy đang làm gì. Ông ấy đáp: – Anh thấy là tôi đang làm gì. Tôi bị ung thư.

Tôi chỉ đang cô gắng khơi mào câu chuyện. – Tên tôi là Robert. Tôi cũng bị ung thư. – Vậy chắc hản anh mới chữa trị lần đầu đúng không Robert. Chúng ta sẽ nói chuyện tiếp khi anh đã điều trị hai hay ba lần nữa. Bây giờ chúng ta hãy quan sát những việc sắp xảy đến với anh nhé.

Y tá gợi ý tôi nên đổi chỗ ngồi. Cô ấy nói Bill là người khó gần và khá tiêu cực. Những người như ông ấy thường chỉ khiến người khác thêm lo lắng mà thôi.

Một trong các bác sĩ sau này đã cho tôi biết rằng có hai loại người bị bệnh ung thư: người truyền hoặc người biến đổi. Người truyền thường có những suy nghĩ tiêu cực và sau đó họ truyền những tiêu cực này sang những người xung quanh. Người biến đổi là người biến những điều tiêu cực thành những điều tích cực. Mặc dù tôi không biết những thuật ngữ này khi tôi gặp Bill nhưng tồi đã quyết định ngay là mình phải là người biến đổi.

Tôi hỏi Bill xem ông đã tìm đến tổ chức hỗ trợ nào chưa. Ông bảo chưa; ông không muốn nghe những câu chuyện mủi lòng. Tôi nói là tôi đã tới một tổ chức vào buổi tối hồm trước để chuẩn bị cho những điều tôi sắp phải đối diện. Ở đó tôi gặp một người phụ nữ trông rất buồn bã. Bà ấy lo lắng rằng chồng bà sẽ không còn thấy vẻ gợi cảm của bà khi bà bị rụng hết tóc.

Tôi bảo Bill rằng tôi nhìn vào bà ta và nghĩ: “Gợi cảm gì chứ? Thưa quý bà, nếu bà nghĩ bây giờ bà gợi cảm thì có lẽ bà phải đi khám lại mắt thôi Ông ta bắt đầu cười. Các y tá đều hỏi tôi đã nói với ông ta điều gì vì chưa bao giờ họ trông thấy ông ta mỉm cười. Khi tôi đến để hóa trị lần nữa, Bill đã có mặt ở đó và giữ chỗ cho tôi. Chúng tôi lại kể cho nhau nghe những câu chuyện cười trong khi trị liệu.

Tôi bắt đầu mang theo những đĩa hài của mình mỗi lần tới bệnh viện và lắng nghe chúng trong lúc trị liệu. Trước khi tôi kịp nhận ra thì buổi trị liệu đã kết thúc tự lúc nào. Tôi cũng cho những bệnh nhân khác mượn các đĩa hài này. Sau đó không lâu thì họ cũng cười rôm rả.

Khi ở bệnh viện, tồi luôn tự hứa với mình rằng nếu tôi có thể ra khỏi đây, tôi sẽ không bao giờ quên những người vẫn đang từng giờ đấu tranh với bệnh tật. Tôi cũng hứa với bác sĩ rằng tôi sẽ dùng hài kịch để giúp mọi người hiểu biết hơn về căn bệnh ung thư, và tôi sẽ không ngừng làm mọi người cười cho đến khi ông ấy thất nghiệp.

Khi bị chán đoán mác bệnh ung thư, bạn thường bắt đầu cầu xin Thượng đế rằng: “Hãy cho con tai qua nạn khỏi, sau này con sẽ chăm chút bản thân cẩn thận hơn. Con sẽ lần lượt thực hiện những ưu tiên

mình đề ra. Con sẽ học cách tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn nhất mỗi ngày”. Một lần nọ khi đang trị liệu, tôi thầm nghĩ: Không phải rất buồn sao khi mãi tới lúc bị bệnh, người ta mới cho phép bản thân sống vui vẻ thoải mái một cách trọn vẹn ?
Vào ngày 5 tháng 6 năm 2000, tôi không nghĩ là mình có thể “nhìn thấy ánh sáng ở cuối đường hàm”.

Nhưng theo thời gian, một điều gì đó rất kỳ lạ khiến tôi cảm thấy căn bệnh ung thư này chính là ánh sáng đầu tiên. Với tôi, căn bệnh ấy là một món quà. Trước khi bị bệnh, tôi chẳng khác nào một con ngựa bị bịt mắt lầm lúi đi trong bóng tối. Còn giờ đây, khi đã được chán đoán bệnh, tấm vải che chán được cởi bỏ, tôi lại được tận hưởng nguồn ánh sáng tràn trề.

Thêm một điều nữa: Vào ngày 5 tháng 6 năm 2003, Sam – con trai tôi chào đời, ba năm kể từ ngày bác sĩ chẩn đoán tôi mắc bệnh ung thư.

Viết một bình luận