Thật tồi tệ khi những điều chúng ta tin tưởng lại mâu thuẫn với những việc chúng ta làm. – Freya Stark
Một hôm, sau buổi họp Ấu sinh Hướng đạo, Mike – con trai chín tuổi của chúng tôi, trở về nhà và nói với chúng tôi rằng nhóm của nó sẽ đứng ra tổ chức một bữa tiệc lớn và bán bánh ngọt. Bánh này sẽ do chính các Au sinh và cha của chúng cùng làm.
Tôi chưa bao giờ tự nướng bánh, nhưng vì từng nhiều lần nhìn vợ trộn bột nên tôi nghĩ kế hoạch đó cũng không có gì quá khó khăn và to tát.
Rồi ngày tổ chức bữa tiệc cũng đến, Mike và tôi chọn một gói bột màu vàng đẹp mắt. Theo chỉ dẫn trên gói bột, chúng tôi nhào các loại gia vị với nhau rồi đổ hỗn hợp đó vào hai chiếc khuôn tròn. Khi đặt hai chiếc khuôn đó vào lò nướng, cha con tồi hết sức tự tin. Nhưng sau 30 phút, tôi kinh ngạc khi thấy chiếc bánh không phồng lên cũng không mềm và mịn như trong quảng cáo (dù Chúng tôi đã theo sát chỉ dẫn). Thực tế, chúng chỉ cao tới nửa chiếc khuôn. Mike có vẻ không quan tâm lắm đến điều này. Có lẽ, đó cũng là do tồi đã bảo với thằng bé rằng chiếc bánh ngon nhất mà tôi từng ăn cũng chỉ thấp chừng này thôi.
Chúng tôi xếp mấy cái bánh chồng lên nhau. Sau đó, tôi phát hiện ra là chúng tôi cần đường làm mứt để phủ lên mặt bánh. Nhưng thứ đó hiện giờ chúng tôi lại không có. Thời gian thì không còn nhiều, bữa tiệc thì chỉ còn cách đó vài giờ.
Vì không biết đường để làm mứt khác với đường vẫn ăn nên tôi đinh ninh rằng đường nào chẳng là đường. Nhưng rất may, vợ tôi đã nhác tôi rằng đường thông thường không thể sử dụng để phủ lên mặt bánh.
Thế là tôi chỉ còn một cách duy nhất – phi như bay đến siêu thị mang về một hộp đường phủ bánh chế biến sản (vì lúc này nếu tự tay chế biến, chắc chán chúng tôi sẽ trẻ buổi tiệc).
Cuối cùng thì lớp phủ cũng hoàn tất dù nó hơi mỏng một chút. Công đoạn cuối cùng được lấy cảm hứng từ cách sơn trang trí trên trần nhà bếp. Ngoài ra tôi còn trang trí thêm mấy chấm nhỏ trên mặt bánh.
Mike và tôi nhìn nhau cười đắc ý vì công việc khó khăn cuối cùng cũng đã hoàn thành. Chúng tôi thầm nhủ trông nó cũng đẹp lắm chứ.
Vợ tôi mỉm cười. Cô ấy cũng công nhận là trông chiếc bánh thật ngon và đẹp mắt. Tôi không nhận ra rằng chiếc bánh của mình bị méo.
Trên đường vội vá tới bữa tiệc, Mike mới cho tôi biết là bánh hôm nay sẽ được bán đấu giá. Trong khoảnh khắc, tôi ước gì chúng tôi có nhiều thời gian hơn để chăm chút cho chiếc bánh, vì như thế nó sẽ hoàn hảo hơn nhiều.
Hội trường lúc này chật kín người. Bữa tối đang được chuán bị nên chúng tôi đưa chiếc bánh tới phòng bán đấu giá. Thật bất ngờ, trên chiếc bàn dài, rất nhiều chiếc bánh nhỏ bày biện vồ cùng đẹp mắt với đa dạng hình thù khác nhau. Tất cả đều phết một lớp đường mứt lên mặt bánh và được trang trí rất hài hòa. Có lẽ Mike đã hiểu nhầm, bởi bữa tiệc này giống với cuộc thi làm bánh hơn. Có lẽ, những cặp cha con ở đây đều nhận được sự trợ giúp đắc lực từ những người vợ khéo tay, các chuyên gia trang trí bánh bậc thầy và cả những kỹ sư đầy óc sáng tạo. Có lẽ, chúng tôi đã tới nhầm chỗ…
Có những chiếc bánh được làm theo hình dạng cái lều hình nón của người da đỏ, lại có những chiếc được làm theo hình con thuyền có gán phản lực, hoặc hình chiếc mũ, hình lá cờ nước Mỹ, tạo dáng con người và động vật… Bên trên mặt bánh được trang trí nào là sơ ri, nào là nấm hoặc lấp lánh kẹo.
Những chiếc bánh được trưng bày trên những khuôn bánh trang trí công phu hoặc những chiếc đĩa bằng sứ đắt tiền. Có cả những chiếc bánh được trang trí trên bề mặt hình lá cờ biểu trưng của Au sinh Hướng đạo, khung cảnh của trận chiến trong Chiến tranh giữa các vì sao, và cả hình phong cảnh.
Mike trang trọng đặt chiếc bánh lên trên chiếc đĩa giấy mà chúng tôi đã rắc sản đường. Khi thấy không còn chỗ, thằng bé liền đặt chiếc bánh lên lò sưởi phía sau bàn. Rồi cần thận, nó mở miếng bìa kính bên ngoài, nhưng miếng bìa lại dính vào một vài điềm trên chiếc bánh khiến bẻ mặt chiếc bánh có màu vàng lỗ chỗ. Mặt tôi nóng ran khi theo dõi từng động tác của Mike, nhưng thằng bé dường như không cảm thấy chút xấu hổ nào trước sản phẩm ấy.
Tôi quyết định gợi ý khéo với thằng bé rằng chúng tôi không nên tham gia buổi bán đấu giá này, rằng có lẽ… Nhưng suy nghĩ đó ngay lập tức bị cát ngang khi hội trường vang lên tiếng reo mừng náo nhiệt chào đón những người mặc bộ đồng phục màu xanh bước vào.
Cả khán phòng ồn ã khiến tôi không thể nghe được quy tắc của cuộc đấu giá, nhưng lúc sau một phụ nữ dáng vẻ nghiêm nghị đã thuật lại cho tôi một số quy tác trong khi đứa con nhỏ của cô ấy cứ bám lấy chân phải của tôi. Chí có những Au sinh mới có thể tới gần khu vực đấu giá và đưa ra giá của mình. Tôi vội đưa cho Mike tám đô la và khi nó chạy trở lại chỗ đặt chiếc bánh, tôi đã hô to bảo nó đặt giá thấp thôi vì số tiền còn lại sẽ là của nó.
Sau năm phút ồn ào vì đứa trẻ này ra sức hô hào nhác nhở đứa trẻ khác im lặng, cuộc đấu giá bắt đầu. Người điều khiển cuộc bán đấu giá nâng chiếc bánh thứ nhất lên. Ông ta mô tả tỉ mỉ thiết kế công phu của chiếc bánh với cách trang trí cầu kỳ, những chất liệu đẹp mắt, màu sắc tươi sáng với những trái sơ ri được trang trí phía trên.
Ông gợi ý rằng những vật trang trí này xứng đáng một cái giá mở đầu thật cao. “Bảy mươi lăm cent! Tám mươi cent! Một đô la! Một đô la lần thứ nhất, một đố la lần thứ hai; chiếc bánh đã được bản với giá một đô la”. Chiếc bánh tiếp theo cũng được mô tả thật tỉ mỉ và bán với giá năm mươi cent. Tưởng tượng tới phản ứng của khán giả trước chiếc bánh của chúng tôi, bỗng dưng tôi thấy lòng mình thắt lại.
Có lẽ con trai tôi sẽ làm ra vẻ như không biết chiếc bánh của chúng tôi khi người ta giơ chiếc bánh lên. Trong đầu tôi chợt hiện lên cảnh tượng đấu giá chiếc bánh với những tiếng xì xào chê bai và giễu cợt của mọi người.
Tôi cố gắng ra dấu cho thằng bé ở góc phòng. Trong đầu tôi manh nha ý định rằng bằng cách nào đó tôi sẽ di chuyển về phía trước và làm ra vẻ vô tình xô vào chiếc bánh nhằm “phi tang” nó, chỉ có thế tôi mới có thể cứu Mike khỏi bị bẽ mặt trước mọi người. “Con trai ơi, mua bánh đi, chọn đại cái nào cũng được rồi cha con mình sẽ nhanh chóng rời khỏi nơi này. ” – Tôi thầm nghĩ. Nhưng đúng lúc đó, người phụ nữ ngồi bên cạnh bỗng quay sang nhìn tôi chằm chằm, thế là tôi đành phải từ bỏ kế hoạch ám muội ấy.
Không biết tôi đang mơ, hay người điều khiển cuộc đấu giá đã chủ tâm “làm lơ” chiếc bánh của chúng tôi. Rồi bỗng nhiên, tôi nghe loáng thoáng đâu đó tiếng xì xào từ hàng ghê khán giả. Hình như họ đang bàn tán về chiếc bánh có “những chăm vàng”. Một vài thanh thiếu niên ngồi sau tôi gọi đó là “chiếc bảnh bệnh phong” rồi chúng cười ngặt nghẻo với nhau. Tim tôi nhói đau. Nỗi thương cảm Mike trào dâng.
Khoảnh khắc đó cuối cùng cũng tới. Người điẻu khiển cuộc đấu giá giơ chiếc bánh của Chúng tôi lên. Chiếc đĩa giấy nghiêng theo tay ông ấy. Những mảnh vụn lả tả rơi xuống. Dưới ánh đèn rực rở, vô số lỗ nhỏ hiện ra lỗ chỗ trên lớp phủ bánh vụng vẻ. Ông bắt đầu nói. Nhưng chưa kịp gì, Mike đã đứng đó, reo to hết sức: “Tám đô la”.
Khắp khán phòng mọi người đều sững sờ. Không một cái giá nào khác được đưa ra. Sau khi đếm hiệu hai lần, người điều khiền cuộc đấu giá gật đầu: “À, được rồi… ”. Mike chạy về phía trước, nó cười toe toét. Tôi nghe thấy nó thích thú nói với bạn bè: “Đó là cái bánh của tớ đấy! Cha tớ và tớ đã cùng làm nó đấy!”.
Thằng bé đã dành cả tám đô la để đấu giá cho chiếc bánh cứ như thể đó là một báu vật. Vừa cười, nó vừa bước đi giữa đám đông. Nó còn dừng lại và dùng ngón tay trỏ quệt thử một miếng. Khi thấy tôi, nó reo to: “Cha à, con đã mua nó rồi!”.
Chúng tôi lái xe về nhà trong niềm hạnh phúc, Mike đặt chiếc bánh trong lòng. Tôi hỏi nó tại sao lại đưa ra cái giá mở màn là toàn bộ số tiền nó có, nó trả lời rằng: “Con không muốn người khác có được cái bánh của chúng ta!”. “Chiếc bánh của chúng ta?”, ồ, đúng vậy! Đó thực sự là chiếc bánh của chúng tôi. Nhưng trước đó tôi đã nhìn nó chỉ bằng con mắt của riêng tôi. Về tới nhà, mỗi người chúng tôi đều ăn một phần bánh trước khi Mike đi ngủ. Hương vị của nó thật tuyệt. Và Chúa ơi, trông nó cũng đẹp lắm chứ!