Tình yêu thương của người mẹ là nguồn năng lượng diệu kỳ giúp một người bình thường có thể làm nên những điều phi thường – Marion c. Garretty
Không ai lại không thương cảm xót xa khi chứng kiến hoàn cảnh một bé trai mới chào đời tại bệnh viện Milwaukee. Cậu bé bị mù từ trong lòng mẹ, không những thế, cậu còn bị chứng liệt não nên chỉ có thể sống một đời sống thực vật. Bất hạnh thay, cha mẹ đã bỏ rơi em từ lúc mới sinh ra. Các bác sĩ, y tá của bệnh viện đều rất bối rối, không biết phải xử trí như thế nào với cậu bé đáng thương. Bỗng May Lempke, một nữ y tá đã có năm đứa con, mạnh dạn lên tiếng: – Tôi sẽ nuôi cháu!
Quyết định của cô khiến mọi người hết sức ngạc nhiên. Làm sao một người mẹ của năm đứa con, phải chia sẻ gánh nặng mưu sinh với người chồng làm công nhân xưởng dệt, lại có thể nuôi thêm một đứa bé tật nguyền? Nhưng không một chút do dự, May quả quyết xin mọi người yên tâm và rằng cô sẽ yêu thương, chăm sóc đứa bé như con ruột của mình.
May đặt tên con là Les. Chăm sóc một đứa bé dị tật như Les là công việc thật không dễ dàng chút nào, nhất là khi cô còn có năm đứa con thơ khác nữa. Quả thật, nếu không có một tình yêu lớn lao dành cho Les, chắc chắn cô sẽ không thể nào làm được những công việc mà cô xem là “bình thường” mỗi ngày. Bị di chứng của bệnh bại não, Les chỉ có thể đi loạng choạng từng quãng ngắn. May phải tập cho bé đi từng bước. Hằng ngày, cô đều dành thời gian đưa Les đến trung tâm phục hồi chức năng, rồi xoa bóp toàn thân cho bé. Với Les, thậm chí cô còn phải nhọc công, nhọc lòng hơn so với cả năm đứa con còn lại của mình. Một người hàng xóm thấy vậy bảo May:
– Cô đang lãng phí cuộc sống của mình đấy.
Đáp lại lời bà, cô chỉ mỉm cười không nói.
Năm năm, 0 năm rồi 5 năm trôi qua, bé Les của May đã trở thành một chàng thiếu niên cao lớn, có thể đi lại được, nhưng trí óc cũng chỉ như đứa trẻ lên ba. Dù vậy, May vẫn tiếp tục yêu thương và cầu nguyện cho con. Bỗng một ngày n, May thấy ngón tay của Les búng vào một
sợi dây được buộc rất căng của một kiện hàng. Cô chợt nảy ra sáng kiến, biết đâu âm nhạc có thể đánh thức tiềm năng bên trong cậu bé.
Thế là từ đó, May bắt đầu cho Les làm quen với âm nhạc. Cô và chồng mua một chiếc piano cũ, đặt nó ngay trong phòng Les. Cô cầm những ngón tay của con và chỉ cho cậu bé cách bấm từng phím đàn.
Vào một đêm mùa đông, May bỗng thức giấc vì tiếng đàn của ai đó đang chơi bản Concerto số của Tchaikovky. Ngỡ ngàng, hai vợ chồng cô vội chạy lên phòng của Les. Họ sững sờ bởi một thực tế vượt ngoài sức tưởng tượng: Les đang ngồi bên chiếc piano, bàn tay lướt nhẹ trên từng phím đàn. Thật khó mà tin rằng đó là sự thật. Trước đây, Les chưa bao giờ tự ngồi trước piano tập luyện. Vậy mà giờ đây, cậu như biến thành một con người khác, một người nghệ sĩ thực thụ.
May lặng người đi, nước mắt lăn dài trên má: – Cảm ơn Thượng đế, Ngài đã không quên Les của chúng con!
Từ đó, Les bắt đầu sống cùng âm nhạc. Cậu bé chơi được nhạc cổ điển, nhạc đồng quê, nhạc rap tim, thậm chí cả rock. Thật khó tin, nhưng cứ như thể những bản nhạc đó có sẵn trong tâm trí Les từ bao giờ, cậu chỉ cần dùng đôi tay tái hiện lại.
Năm 28 tuổi, Les trở thành một nghệ sĩ piano. Lúc này, anh đã là một người hoàn toàn bình thường – có thể nói, đi lại dễ dàng và đặc biệt có đôi tay tài hoa mà ai trông thấy anh đàn cũng phải kinh ngạc. Công việc của Les là chơi đàn trong các nhà thờ, tham gia các buổi hòa nhạc, gia nhập nhóm những người tình nguyện. Thậm chí, anh còn xuất hiện trên truyền hình quốc gia.
Các bác sĩ đã mô tả Les giống như một nhà bác học tài năng nhưng mắc chứng bệnh tự kỷ kỳ lạ. Anh là một người có những khiếm khuyết ở não bộ nhưng cũng là một thiên tài. Con người ấy từng bị đặt giữa ranh giới hoặc là một thiên tài, hoặc chỉ là một kẻ sống lay lắt đâu đó bên lề xã hội. Chính sự vĩ đại của một tâm hồn như ở người mẹ May Lempke của anh đã cứu vớt và đánh thức tiềm năng ấy.