Kinh nghiệm là một món quà quý giá mà ta luôn có ca hội đề nắm bắt, chi cần ta chịu bỏ thời gian đề cảm nhận, lắng nghe – Khuyết danh
Kirby là một ông lão với mái đầu bạc trắng, với nụ cười móm mém vì thiếu hẳn hàm răng trên, ông sống một mình ngay cạnh nhà tôi. Trong con mắt của con bé tám tuổi là tôi ngày ấy, ông là hiện thân của ông nội, ông ngoại hiền lành, phúc hậu trong những câu chuyện mà tôi được được. Ông bà nội, ngoại của tôi đều qua đời khi tôi còn nhỏ, nên có một người ông để thủ thỉ tâm sự, để nhõng nhẽo đời quà đổi với tôi là một điều tuyệt vời không gì sánh bằng.
Ông Kirby dường như chỉ sống một mình. Rất hiếm khi tôi thấy có người đến thăm và ở lại với ông. Trong suốt mùa hè, tôi thường thấy ông dạo quanh bờ hồ vào mỗi sáng, mỗi lần như vậy, tôi lại chạy theo và bắt chuyện cùng ông. Nói chuyện với ông Kirby rất dễ chịu, vì có lẽ ông là người duy nhất chịu nói chuyện với tôi như với một người lớn.
Lần nọ, khi hai ông cháu đang đi dạo, ông bỗng hỏi tôi có muốn làm cháu nuôi của ông không. Sau khi được ông giải thích cặn kẽ ý nghĩa của từ “cháu nuôi”, tôi sung sướng gật đầu.
Hầu như mỗi ngày, tôi và ông đều cùng đi dạo và nói chuyện với nhau hàng giờ liền, ông kể cho tôi nghe về người vợ đã mất từ nhiều năm trước của mình, về những cuộc chiến tranh mà tôi chỉ có thể lờ mờ hình dung qua phim ảnh. Ông còn có những trò ảo thuật rất tài tình, như ông có thể lấy được đồng 25 xu từ tai tôi. Điều đó thật thú vị làm sao! Ngày hôm đó khi về nhà, tôi đã kiểm tra rất kỹ xem liệu tai mình có còn chứa đồng tiền nào không.
Chủ nhật là ngày tôi mong chờ nhất trong tuần, bởi hôm đó thế nào ông Kirby cũng lại dẫn tôi đến cửa hàng tạp hóa ngay góc đường, ở đó có bán rất nhiều kẹo, ông cho phép tôi lựa chọn bất cứ món nào mình thích, mọiễn có giá không quá một đô-la.
Một ngày nọ, lúc cả hai ông cháu ra khỏi cửa hàng, trong khi tôi đang vô cùng thỏa mãn với bịch kẹo sô-cô-la hạnh nhân trong tay thì ông Kirby thảy 3 đồng xu tiền thừa ra đằng sau. Tôi nghe rất rõ tiếng leng keng của chúng trên mặt đường nhựa nóng ẩm.
– Ông ơi, tại sao ông lại ném những đồng xu đó đi vậy? – À, chỉ để xem chúng có đem lại may mắn cho một ai đó không cháu ạ!
– Cháu biết rồi, người nào nhặt được những đồng xu đó thì sẽ gặp may mắn, đúng không ông?
Ông nhìn tôi và nói: – Cháu biết không, người nào tìm thấy những đồng xu này chính là người cần chúng nhất, bởi vì họ luôn luôn nhìn xuống.
Chúng tôi lại tiếp tục cuộc đi dạo của mình. Ông Kirby nói tiếp: – Cháu biết không, nếu cháu luôn luôn nhìn thẳng và ngẩng cao đầu thì cháu không bao giờ cần đến sự may mắn. Chỉ có những người tự tin và lạc quan mới có dáng đi như vậy. Cháu đã có cả hai điều đó trong bản thân mình, vì vậy đừng bao giờ đánh mất chúng.
Lúc đó, tôi còn quá nhỏ để có thể hiểu những gì ông nói, quá nhỏ để nhận thức được rằng cuộc đời này thật không dễ dàng gì để luôn giữ được sự tự tin và lạc quan. Tất cả những gì tôi biết là mình đang có một bịch kẹo trong tay và một người ông có thói quen đặt những đồng xu thừa ở đâu đó ngoài đường để chúng trở thành món quà bất ngờ cho ai đó đang cần tới.
Thời gian dần trồi. Tuổi thơ êm đềm bên ông Kirby cũng lùi xa vào ký ức. Cuộc sống của tôi ngày càng bận rộn với biết bao bài vở, bao mối quan hệ bạn bè. Tôi chỉ còn đủ thời gian để vẫy tay chào ông Kirby mỗi khi gặp ông ngồi trên chiếc ghế mây trước hiên nhà. Đôi lức, tôi cảm thấy cắn rứt vì trong lúc mình vui chơi chạy nhảy đây đó thì người ông nuôi của tôi lại chỉ có thể ngồi ở nhà và chìm đắm trong thế giới đơn côi của mình. Thế nhưng cảm giác ấy rồi cũng nhanh chóng qua đi. Tôi còn phải lo cho các hoạt động trong trường, cho bạn bè, cho các trận bóng chuyền bãi biển, cho những bữa tiệc tùng, mua sắm mà các cô gái ở tuổi tôi rất yêu thích.
Tuy vậy, tôi biết ông vân luôn dõi theo tôi, vân luôn ở bên mỗi khi tôi cần.
Khi tôi vào đại học và bắt đầu sống xa nhà, tình bạn của tôi và ông Kirby chỉ còn là những ký ức mờ nhạt. Tôi đã trở thành một con người khác, ngang ngạnh, ương bướng, chỉ thích làm mọi chuyện theo
ý mình. Tôi tạo cho mình một vẻ ngoài đầy kiêu hãnh, tự tin. Thỉnh thoảng khi về nhà, tôi lại bắt gặp những đồng xu bóng loáng ở đâu đó trên đường, nhưng dường như may mắn không bao giờ đến với tôi cả.
Sau khi tốt nghiệp, tôi trở về nhà và chuẩn bị cho vài cuộc phỏng vấn xin việc. Khi đi ngang qua nhà ông Kirby, tôi thấy ông vẫn ngồi trên chiếc ghế mây trước hiên nhà. Ông vẫy tay gọi lớn: – Là cháu đấy ư?
– Vâng, là cháu đây ông ạ! – Tôi trả lời và chạy vội sang nhà ông.
– Coi nào, coi nào, ta nghe mẹ cháu nói cháu đã tốt nghiệp đại học rồi. Thế là cháu gái của ta đã thật sự trưởng thành rồi đấy. Cháu đã trở thành một cô gái thật xinh đẹp và thông minh nữa chứ. Thế nào, cháu có muốn đi bộ xuống cửa hàng ở góc đường và mua một vài cái kẹo giá một đô không nào?
– ông nhãy mắt, lấy tay vỗ nhẹ vào túi áo, miệng nở nụ cười. Bây giờ, ông đã phải đeo răng giả nhưng nụ cười của ông vẫn sáng và ấm áp như ngày nào.
– Cháu biết không, ta luôn biết là cháu sẽ làm được mà! Cháu của ông là một người tự tin, lạc quan và sẽ đạt được nhiều thành công trong đời!
– Ông nói, vẫn giọng ấm áp và hiền hậu của 5 năm trước.
Chúng tôi ngổi nói chuyện thật lâu như ngày trước, như thể tôi vẫn là cô bé con còn thích ngậm kẹo, còn ông thì chẳng già đi chút nào. Ông vẫn vậy, vẫn là một người bạn có thể hiểu mọi suy nghĩ của tôi, một người thầy có thể cho tôi những lời khuyên quý giá và một người ông luôn giúp tôi giữ được sự tự tin, lạc quan trước cuộc đời.
Khi chia tay, tôi ôm ông Kirby thật lâu và nắm tay ông thật chặt. Cho đến tận lúc này, tôi mới nhận ra rằng ông quan trọng như thế nào đối với tôi, đối với sự trưởng thành của tôi.
Tôi biết tôi sẽ bước tiêp cuộc đời mình với mái đầu ngẩng cao và đôi mắt luôn nhìn thẳng, vì tôi có sự tự tin và lạc quan trong con người mình – như ông Kirby đã từng nói.