Vào một ngày tháng sáu êm ả năm 1941, tôi được gọi nhập ngã Sau đọt huấn luyện, tôi được đua đến Alaska để phục vụ trong bộ binh.
Khi chiến tranh bùng nổ, người Nhật chiếm quần đảo Aleutian mà đó lại là con đường duy nhất dẫn đến Alaska.
Quân số binh đoàn chúng tôi ít đến nỗi mỗi người phải đi tuần tra từ năm đến mười dặm trên vịnh Cook một mình. Một ngày nọ, khi trời đổ tuyết rất dày, tôi đã thử đi tuần men theo một con đường tắt. Tôi không ngờ dưới lớp tuyết mỏng là cả một dòng sông băng lạnh giá.
Tai họa bất ngờ ập đến. Tôi bị lọt thỏm xuống lòng sông ở độ sâu 1, 8 mét. Phần dưới chân trái của tôi bị gập thành một góc với phần trên, xương đầu gối bị đẩy lên đến gần háng. Tôi thật sự bị sốc bởi cái lạnh rét buốt và cơn đau khủng khiếp quá sức chịu đựng ấy. Nhiều giờ trôi qua, khi không còn hy vọng vào đội cứu hộ, tôi quyết định tự tử. Tôi ráng nhích về phía khẩu súng nằm cách đó chỉ vài bước chân, nhưng khi ngón tay chạm được cò súng thì tôi đã lịm đi. Trong một thoáng hồi tỉnh, tôi thấy mình nằm giữa một căn lều cứu thương trong rùng, chân được bó chặt bởi hai nhánh cây.
Sau nhiều tháng nằm trong viện quân y và chịu nhiều đợt phẫu thuật, dù chân trái bị tổn thương thê thảm, tôi vẫn được tuyên bố là sức khỏe đã hồi phục đủ để phục vụ tiếp trong quân đội, chiến đấu với quân Nhật ở Aleutian. Lý do đơn giản là vì quân đội quá thiếu người.
Quần đảo Aleutian là nơi sương mù dày đặc đến nỗi không thể thấy nhau quá vài bước chân. Tại đây, tôi thường chiến đấu xáp lá cà với lính Nhật. Tôi cũng không hiểu sao mình có thể sống sót sau những trận đánh khủng khiếp như thế. Tuy nhiên, vẫn còn đó những vết thương, vết sẹo, một số nằm lộ ra bên ngoài, số khác mãi mãi còn lại bên trong cơ thể.
Nhưng chân trái của tôi không bao giờ lành hắn. Dù phải phẫu thuật nhiều làn, mười năm sau, tôi vẫn bị những con đau nhức triền miên hành hạ. Hơn bốn mươi năm sau tai nạn trên, tôi nghe nói về một nhà phẫu thuật đại tài người Nhật gốc Mỹ – bác sĩ Robert Watanabe – nổi tiếng chữa trị các chấn thương thể thao, đặc biệt là phần đầu gối. Khi ngành y khoa thể thao còn non trẻ, ông đã được chọn làm bác sĩ cho đội tuyển điền kinh Mỹ năm 1984.
Tôi đã được biết nhiều về đời tư của ông. Cha mẹ ông đều là công dân Mỹ. Khi chiến tranh nổ ra, Robert – mới được chín tuổi – cùng cả gia đình bị đưa vào trại tạm giam suốt mấy năm trời. Chú bé Robert cảm thấy cực kỳ đau khổ, thất vọng và điên cuồng vì sự bất công đó. Lớn hơn một chút, cậu giải tỏa nỗi tuyệt vọng của mình bằng cách chạy vòng quanh khuôn viên trại tạm giam cho đến khi gục xuống vì kiệt sức. Đến khi chiến tranh chấm dứt, gia đình được tự do thì cậu trở thành nhà vô địch chạy bộ mà động cơ chạy thật khó hiểu và khác thường. Khi trở về Los Angeles, Robert đã được một bác sĩ khuyến khích nên chuyển năng lượng không kiểm soát được ấy vào các hoạt động hữu ích hơn. Robert đã nghe theo thầy mình và bước vào thế giới y khoa.
Khi chúng tôi gặp nhau thì Robert Wantanabe đã là một bác sĩ nổi tiếng nhờ những công trình nghiên cứu và những ca phẫu thuật đầy sáng tạo. Nhưng từ những kinh nghiệm chiến tranh kinh khủng của riêng mình, tôi cảm thấy thật là mỉa mai khi để một người Nhật gốc Mỹ giúp đỡ. Tôi đã nói với ông ấy một cách e dè về điều đó. Và ông ấy hiểu. Robert đã nói với tôi:
– Tôi là một bác sĩ và trường hợp của anh là một thử thách đối với tôi.
Tôi sẽ làm hết sức vì anh.
Thế là trong suốt hai năm sau đó, tôi đã trải qua biết bao đau đớn, kiên trì chịu đựng ba cuộc phẫu thuật lớnì của bác sĩ Robert. Chân của tôi đã dài ra và thắng lại nhờ tài năng tuyệt vời của ông, và ông cũng được khích lệ từ kết quả này như chính tôi vậy.
Trong một lần thăm bệnh, một bác sĩ phẫu thuật người Anh không dám tin là tôi có thể đi dọc suốt phòng mà không hề khập khiễng, hai chân bằng nhau, người thắng, và rõ ràng là không chút đau đớn. Bác sĩ Wantanabe ôm choàng lấy tôi như một huấn luyện viên ôm cầu thủ của mình trong chiến thắng. Chúng tôi đều đồng ý đây là một phép lạ – nhưng sự hàn gắn tuyệt vời hơn vẫn còn chưa đến.
Trong suốt quá trình chữa trị lâu dài, Robert và tôi đã có dịp mở lòng ra tâm sự với nhau, cùng chia sẻ nhiều kinh nghiệm về chiến tranh – sự tù tội của ông và những trận đánh khủng khiếp của tôi. Không biết tự khi nào, chúng tôi dần chuyển mối quan hệ bác sĩ – bệnh nhân thành tình bạn tri kỷ cũng như dần dần thấu hiểu nỗi đau của cả hai trong chiến tranh.
Trong lần thăm bệnh cuối cùng, Robert đã làm một việc khiến tôi vô cùng kinh ngạc. Ông đã chọn kỷ vật quý giá nhất của mình – chiếc huy chương vàng Olympic mà ông nhận được với tư cách là bác sĩ của đoàn thể thao – trao cho tôi và nói những lời chân tình làm tôi xúc động tận tâm can: – Chúng ta đều là những người chiến thắng, vì chúng ta đã làm hết sức để vượt qua nỗi đau thể xác và giúp nhau hàn gắn vết thuong tâm hồn.