Hãy đảm bảo rằng bạn đã làm đúng, sau đó hãy kiên định ý chí của mình. -Abraham Lincoln
Một ngày nọ, trong lúc đi bộ tới công sở ở khu trung tâm nổi tiếng tại Philadelphia, Michael Taub trồng thấy một người ăn xin đầu tóc bù xù ngồi trên chiếc xe lăn dưới mái hiên của một rạp chiếu bóng cũ kỹ.
Người đàn ông đó chỉ còn một chân. Ông giữ chặt bên mình một tấm bìa đã sờn rách có ghi dòng chữ: “Quản nhản Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam Thay vì làm ngơ như bao người, Taub bước tới phía ông và mỉm cười:
– Cảm ơn ông đã phục vụ đất nước.
– Anh nói và đặt vào tay người đàn ông một tấm danh thiếp.
– Hãy tới trụ sở của tôi. Có thể tôi sẽ giúp được ông đấy.
Nhiều tuần sau, người cựu chiến binh đó lê chiếc xe lăn tới trụ sở chính của Dự án hỗ trợ người vô gia cư. Taub làm việc ở đây với chức danh luật sư chuyên bảo vệ quyền lợi cho những cựu chiến binh vồ gia cư bị thương tật. – Hình như ông đang diện bộ trang phục đẹp nhất đúng không? Ông không cần phải làm thế đâu. – Taub mỉm cười, mắt hướng về bộ quần áo đã được ủi phảng phiu của người đàn ông.
Người thương binh tự giới thiệu tên ông là Kertis Daniels. Taub đưa ông tới văn phòng chật hẹp của mình. Anh đẩy chồng tài liệu dày cộp, cao gần nửa mét sang một bên để người đàn ông có thể lăn xe vào.
Daniels giải thích rằng ông ăn xin như vậy không phải đề cho ông mà để cho đứa con gái Robin đang theo học đại học. Khoản tiền trợ cấp 845 đô la mỗi tháng từ hội cựu chiến binh không đủ đề ông nuôi con ăn học. Daniels sống trong một căn hộ ở tầng hai. Vì tòa nhà đó không có thang máy hay đường đi cho người tàn tật nên ông buộc phải đi dọc theo hành lang, sau đó xoay xở đề bỏ chiếc xe lăn gần lối cửa hậu, rồi lê mình lên cầu thang đề về phòng.
Cuối buổi gặp, Taub lại thêm vào chồng hồ sơ của mình một trường hợp nửa. Trong một năm, thông thường anh phải xử lý khoảng 80 trường hợp và chuyển chúng tới Bộ Cựu chiến binh. Anh không lấy bất kỳ một khoản phí nào từ những cựu chiến binh này. Chỉ cần họ đủ điều kiện, Taub sẽ giúp họ nhận được những gì họ xứng đáng.
Giờ đây, Kertis Daniels đã được sống trong một căn phòng ở tầng một có đường đi cho người khuyết tật. Ông còn được nhận thêm 250 đô la mỗi tháng tiền cho người phụ thuộc vì Robin đang học năm cuối tại trường Đại học Edinboro ở Pennsylvania chuyên ngành Tội phạm học.
Nói về Michael Taub, ngay từ khi học cấp một, anh đã nuôi dưỡng trong lòng ước muốn giúp đỡ những người gặp khó khăn. Sau này, khi theo học ở trường Đại học Luật Villanova vào năm 2003, một bài tập đã củng cố thêm cho anh quyết tâm đấu tranh chống lại bất công.
Anh được phần công làm đại diện cho một công nhân nhập cư bị ngã từ giàn giáo xuống, Taub đã đấu tranh để người đàn ông này được bồi thường thỏa đáng mặc dù lúc đầu chủ thầu kiên quyết không trả tiền.
Taub kể: “Người đàn ông đó không nói được tiếng Anh. Anh ấy cảm thấy bất lực giữa mối trường xa lạ này. Đó cũng là tâm trạng chung của bao cựu chiến binh trong cuộc sống hiện đại. Tôi biết tăm bằng luật của mình sẽ có ích trong nỗ lực cải thiện cuộc sổng cho người khác mặc dù bằng cách nào thì tối cũng chưa biết”.
Sau khi tốt nghiệp một vài tháng, từ trăn trở “bằng cách nào” ấy, Taub đã nhận ra rằng chính Dự án hỗ trợ người vô gia cư sẽ là chìa khóa giúp anh thực hiện mong muốn của mình. Anh tin vào con đường mình chọn. Anh chấp nhận bỏ đi khoản tiền lương chênh lệch rất lớn – 65.000 đô la – so với cồng việc anh từng làm ở một công ty luật tư nhân.
Dù rằng anh vẫn còn nợ 75.000 đô la từ thời học đại học, phải lái một chiếc xe Subaru cũ kỹ già nua đã chạy được 114.000 dặm và phải sống trong một căn hộ chật chội chỉ có duy nhất một phòng ngủ với người vợ mới cưới thì quyết định đó vẫn đến với anh thật dễ dàng. “Thế là đủ. Ta sẽ dùng tiền này vào những mục đích quan trọng, những mục đích phi vật chất.” – Taub thầm nhủ khi cầm trên tay khoản tiền lương ít ỏi từ công việc mới.
Những người được Taub giúp đỡ đa phần tới từ những khu lẻu bạt tạm bợ dành cho cựu chiến binh vô gia cư (con số ước tính khoảng hơn 2.000 lều ở khu vực Philadelphia). Những chiếc lều này gọi là Perimeter (Vành đai) – một thuật ngữ trong quân đội để chỉ sự bảo vệ khỏi tác động bên ngoài, một nơi an toàn.
Taub còn khá trẻ và chỉ đáng tuổi con những người đàn ông này.
Trong chuyến đi gần đây, anh đã ngồi với gần 20 cựu chiến binh và lắng nghe câu chuyện của từng người. Tới cuối ngày, anh tiếp tục nhận thêm sáu trường hợp mới.
Một trong những câu chuyện xúc động nhất và cũng là một thành công đáng nhớ nhất của Taub là trường hợp của John Laveiy – một cựu chiến binh 56 tuổi từng bốn lần bị đuổi việc vì bệnh tật. Vào năm 1977, người này thường xuyên bị những cơn giận dữ giày vò – hệ quả của chứng rối loạn lưỡng cực không được chữa trị. Laveiy gần như bị cấm không được tới Perimeter trừ những lúc đến lấy thuốc và thư từ.
Suốt 30 năm, ông ngủ vất vưởng ở dọc đường, phòng cấp cứu của bệnh viện và các xe bị cấm. Ông ăn những thức ăn thừa lục lọi từ thùng rác và hút những mẩu thuốc nhặt nhạnh được trên đường. Vật vã với chứng trầm cảm, người cựu chiến binh từng được gán huy chương này đã 8 lần tìm đến cái chết. Lần đầu tiên gặp Michael Taub, ông như “tìm được những tia hy vọng đầu tiên sau hàng thập kỷ”.
– Lavery kể lại. “Khi nhìn vào mắt Micheal và lắng nghe những điều anh ấy nói, bạn sẽ thấy anh ấy rất chân thành. ” – Lavery chia sẻ.
Taub đã dành nhiều tháng trời tìm cách giúp đỡ người đàn ông tội nghiệp này. Buổi tối, anh thường vào phòng trò chuyện trực tuyến với các cựu chiến binh từng tham gia chiến tranh Việt Nam. Cũng từ đó, anh tìm được những người từng tham gia chiến đấu với Lavery. Họ đã giúp anh xác minh câu chuyện của Lavery.
Với chứng nhận bị thương tật trong chiến tranh, Lavery được trao 40.000 đô la tiền bồi thường cộng với tiền trợ cấp hàng tháng. Giờ đây, ông có thể sống đàng hoàng trong một căn hộ riêng và hàng ngày, ông lại tới khu lều của những người tình nguyện để giúp đỡ những người nghiện ngập. “Michael không nhận bất cứ đồng nào. Cậu ấy nói tôi cứ giữ lấy. Cậu ấy rất tốt bụng. ” – Lavery kể lại. Giờ đây, cũng như Taub, ông tích cực giúp đỡ những người cựu chiến binh khác.
Bằng sự chân thành, Taub tiếp tục gặt hái nhiều thành công. “Rất hiếm khi chúng tôi đấu tranh được những khoản trợ cấp lớn và chắc chắn không phải trường hợp nào chúng tôi cũng thành công. Nhưng những người đàn ông này vẫn đứng lên ngay cả khi đã mất tất cả.
Điều này cũng bởi vì chúng ta đã trao cho họ những thứ mà lâu nay họ không nhận được – sự đối đãi công bằng, lòng tốt và cải kết có hậu cho phàn đời khó nhọc của họ. Đến đây, họ cảm thấy mình còn là một con người sống có ích