ÂM DƯƠNG VÀ NGŨ HÀNH TRONG VŨ TRỤ QUAN TRUNG HOA TRONG NHÂN TƯỚNG HỌC

NGUYÊN LÝ ÂM DƯƠNG VÀ NGŨ HÀNH TRONG TƯỚNG HỌC

a) Lược sử :

Thuyết Âm Dương Ngũ hành đã được đề cập đến trong một tác phẩm thành văn tối cổ Trung Hoa là kinh Dịch. Tuy vậy, Kinh Dịch của Khổng Tử chỉ là sự thâu nhập các kiến thức và quan niệm của người xưa từ thời vua Phục Hy lưu truền đến đời Khổng Tử. Khổng Tử chỉ góp nhặt và suy diễn thêm cho thành một hệ thống và ghi lại thành văn bản cho hậu thế mà thôi.

Theo truyền thuyết, người nhận thức được các lẽ Âm Dương biến hóa của trời đất, vạn vật là vua Phục Hy (khoảng 44 thế kỉ trước công nguyên), người minh thị đề cập đến cái đúng của Ngũ hành là vua Hạ Vũ (khỏng 22 thế kỉ trước Tây lịch). Đến thế kỉ thứ 3 trước Tây lịch, tại nước Tề (nay là tỉnh Sơn Đông), có học giả Trâu Diễn, căn cứ vào kinh Dịch, đã phổ biến và hết tinh thần và công dụng của Âm Dương, Ngũ hành không những vào sự vật thiên nhiên mà còn vào con người nữa. Do đó, người đời sau coi Trâu Diễn như người khai phá ra phái Âm Dương. Phái này chính là nguồn gốc của phái Lý-Số do các học giả đời Tống sau nay sáng lập. Đến đời Hán, học giả Dương Hùng (53 trước Tây lịch-20Tây lịch) tham bác Kinh Dịch và Đạo đức kinh mở ra ngành Lý-Số học sơ khai qua tác phẩm Thái huyền kinh. Đến đời Tống sơ (khoảnh thế kỉ 10), một nhân vật Đạo gia kiêm Nho gia là Trần Đoàn, tự là Đồ Nam, hiệu là Hi Di tiên sinh, tinh thông cả Lý-Số học của các nhà đi trước đã tổng hợp các kiến giải về lý Thái cực của vũ trụ, lấy lượng số mà xét sự vận chuyển của Trời Đất, suy diễn ra hành động của vạn vật mà áp dụng các hiệu quả của lý Thái cực vào Nhân tướng học đến giải đoán tâm tình, vận số của con người, mở đầu cho Lý-Số học và Tướng số học. Từ đó về sau, quan niệm Âm Dương, Ngũ hành được áp dụng rộng rãi vào Nhân tướng học và thành ra một thành tố bất khả phân trong tướng thuật.

b) Nội dung của thuyết Âm Dương, Ngũ hành :

Theo cổ Nhân Trung hoa, lúv đầu vũ trụ chỉ là một khối hỗn độn, không có hình dạng rõ ràng được gọi là thời Hỗn mang. Trong sự Hỗn mang đó, bàng bạc cái lẽ vô hình linh diệu gọi là Thái cực. (Sở dĩ gọi nó là Thái cực vì nó huyền bí và vô tận nên không thể xác định rõ bản thể của nó ra sao).

Tuy nhiên, dù không biết được cái chân tính và cái chân chất của cái lẽ Thái cực huyền vi song ta có thể dựa vào sự quan sát về tính cách biến hóa của vạn vật mà suy ra được cái động thể của Thái cực. Căn bản của sự biến hóa được biểu lộ bằng hai trạng thái tương phản là Động và Tĩnh. Động gọi là Dương, tĩnh gọi là Âm. Dương lên đến cực độ lại biến ra Dương. Hai cái trạng thái tương đối của cái Bản thể nguyên khởi duy nhất (Thái cực) cứ tiếp
diễn mãi, điều hợp với nhau, sinh sinh hoá hóa không ngừng mà sinh ra Trời Đất, Người cùng vạn vật. Vì Âm Dương phối hợp đun đẩy lẫn nhau nên có sự biến chuyển, Sự biến chuyển chính là nền tảng của Dịch. Do đó, trong phần chù giải kinh Dịch, Khổng Tử đã nói: “Âm nhu Dương cương, Cương nhu tương thôi sinh nhi biến hóa “(nghĩa là Âm thì mềm, Dương thì cứng, cứng mềm đun đẩy nhau chuyển hóa thành thiên hình vạn trạng).

Theo cổ nhân, mỗi chu trình gồm 4 giai đoạn : a) Nguyên : khởi đầu của sự biến hóa b) Hanh : sự thông đạt, hội hợp các thành tố.

c) Lợi:

sự thỏa đáng các điều kiện cần thiết cho sự tăng trưởng. d) Trinh: sự thành tựu chung cuộc của một chu trình sinh ra sự vật.

Biến hóa là ngoại biểu của Thái cực mà đạo Dịch căn cứ trên sự biến hóa của vũ trụ và vạn vật. Do đó, Kinh Dịch mô tả diễn trình tiến hóa (Dịch) một cách khái quát như sau: “Dịch hữu Thái cực sinh lưỡng nghi, luỡng nghi sinh tứ tương, tứ tương sinh Bát quái, Bát quái sinh Ngũ hành: đạo Dịch có nguồn gốc là Thái cực, Thái cực sinh ra hai Nghi (Âm và Dương), hai Nghi sinh ra bốn Tương (bốn trạng thái tượng trưng là bốn mùa : xuân, hạ thu, đông), bốn tượng sinh ra tám Quẻ (Kiền, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài) tượng trưng cho Trời, Đầm, Lửa, Sấm, Gió, Núi, Nước, Đất), tám Quẻ sinh ra năm Hành (năm loại nguyên tố cấu tạo ra vạn vật hữu hình : Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ) Khởi đầu của sự biến hóa rất đơn giản, rồi từ cái đơn giản đó mà chuyển hóa dần dần thành cái phồn tạp. Vì Âm Dương là hai thành tố đầu tiên trong vũ trụ, nên kinh Dịch chọc là biểu tương căn bản và tượng trưng bằng hai cái vạch đơn giản:

a) Vạch liên tục (-) tượng trưng cho Dương.

b)Vạch gián đoạn (- -) tượng trưng học Âm.

Trong phép biến hóa để sinh ra Bát quái, hai vạch tượng trưng cho Âm Dương lần lượt chồng chất lên nhau theo nền tảng Tam Tài mà thành ra tám Quẻ căn bản với hình dạng và ý nghĩa tượng trưng sau đây : 1-Kiền tượng trưng cho Trời. 2-Đoài tượng trưng cho Đầm, Ao 3-Ly tương trưng cho Lửa 4-Chấn tượng trưng cho Sấm 5-Tốn tượng trưng cho Gió 6-Cấn tượng trưng cho Núi 7-Khảm tượng trưng cho Nước 8-Khôn tượng trưng cho Đất.

Đó là tám Quẻ nguyên thủy gọi là “Tiên thiên Bát quái”do vua Phục Hy (4477-4363) trước Tây lịch vạch ra để giải thích cái lẽ Âm Dương biến hóa của Thái cực.

Về sau vua Hạ Vũ (2205-2163) trước Tây lịch đặt ra Cửu Trù (chín phép lớn) phối hợp với Bát quái và tính cái số của Ngũ hành trong việc giải thích lẽ biến hóa của vũ trụ và vạn vật. Tới đời Tây Chu, vua Văn Vương, trong thời gian bị giam ở ngục Dũ Lý (khoảng thế kỷ 11 trước Tây lịch) đã dành thì giờ nhàn rỗi diễn lại các quẻ tiên thiên Bát quái của Phục Hy thành tám quẻ, Bát quái mới gọi là hậu thiên bát quái với các ý nghĩa thiên về nhân sự để dùng vào việc bói toán và suy ngẫm việc người. Con Văn Vương là Chu Công Đán về sau có giải thích thêm đôi chút về ý nghĩa và công dụng của quẻ Bát quái, nhưng rất ngắn và mơ hồ, chỉ có các kẻ có thiên tư đặc biệt được tâm truyền mới ánh Mắt hiệu được. Tình trạng của Dịch lý từ thượng cổ đến trước khi Khổng Tử ra đời chỉ có như thế mà thôi. Đến đời Đông Chu, Khổng Tử (511-478 trước Tây lịch) đem kiến giải của mình bổ sung vào các điều truyền lại của Dịch lý đời Chu, san định lại và viết thành Kinh Dịch trong đó bao gồm cả Âm Dương, Bát quái và Ngũ hành.

Căn cứ theo ý nghĩa thông thường, cổ nhân gán cho Âm Dương Ngũ Hành các ý nghĩa tượng trưng sau đây:

– Dương: tượng trưng cho mặt trời, lửa, ánh sáng, sinh động, cứng cát, ban ngày, đàn ông. – Âm: tượng trưng cho mặt trăng, tối tăm, nguội lạnh, bất động, mềm nhão, ban đêm, đàn bà.

Kim: vàng, bạc hiểu rộng ra là tất cả các chất kim thuộc.

Mộc: cây trong rừng, nói tổng quát ra là mọi thực vật trên mặt đất.

Thủy: nước và nói rộng ra là các chất lỏng.

Hoả: lửa, hơi ấm Thổ: đất đá, nói chung Thổ bao gồm mọi loại khoáng chất trừ kim loại.

Về phương diện siêu hình Âm Dương không phải là cái Khí vật chất hữu hình thể mà chỉ là cái biểu thị tượng trưng cho hai trạng thái tương đối, mâu thuẫn như nóng lạnh, sáng với tối, cứng với mềm, sinh với diệt, khỏe với yếu… Về phương diện ý nghĩa siêu hình của ngũ hành, ta củng đi đến kết quả tương tự Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, ngoài tính cách vật chất của nó kể trên có một ý nghĩa tượng trưng cho tính cách tương sinh, tương Khắc trong sự biến hóa của muôn vật diễn ra hàng ngày trước Mắt.

Trong tướng học, người ta rất chú trọng đến Ngũ Hành và thường hiểu Kim, Mộc, Thũy, Hoả, Thổ theo cả hai ý nghĩa: vật chất lẫn siêu hình qua sự tượng hình chuyển ý của văn tự từ nghĩa hẹp đến nghĩa rộng.

a) Ảnh hưởng của thuyết ngũ hành trong nhân sinh quan Trung Hoa

Từ quan niệm là một lý thuyết triết học thuộc phần Hình nhi thượng từ đời Tống trở đi, Âm Dương thuộc Ngũ Hành được đem áp dụng vào lãnh vực Hình nhi hạ. Đại đa số học giả Trung Hoa và các dân tộc Á Đông chịu ảnh hưởng văn hóa sâu đậm của Trung Hoa đã dùng lý thuyết Ngũ hành đem giải
thích và gán ghép các đặt tính của vật chất được siêu hình hóa của Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ vào các lãnh vực thường dụng của nhân loại, điển hình là các trường hợp sau đây:

1) Phương hướng, màu Sắc, bốn mùa a) Mộc tượng trưng cho mùa, màu xanh, phương đông.

Mùa Xuân Khí hậu mát mẻ như sương buổi ban mai, biểu hiện khởi đầu của một chu trình biến hóa mới của vạn vật bắt đầu hồi sinh và tăng trưởng. Mặt đất về mùa Xuân, đâu đâu cũng một màu xanh thắm, Thái dương bắt đầu mọc ở Phương Đông. Tất cả đều bàn bạc ý nghĩa của Âm Dương tương phối với Dương lấn lướt Âm một cách tương đối trong cái trung dung của Âm dương (Âm dương tỷ hòa thì vạn vật mới sinh). Do đó, cổ nhân đã lấy Mộc tượng trưng cho Mùa Xuân. màu xanh, Phương Đông.

b- Hỏa biểu thị mùa Hạ, màu Đỏ, phương Nam

Múa hè nóng nực bức như lửa thiêu, Dương cương lên đến cùng cực. Hoa lá đặc trưng của mùa này như lựa và phượng vĩ trổ bông màu đỏ, phương Nam gần như ấm áp quanh năm nên Hỏa tượng trưng cho mùa Hạ, màu Đỏ và phương Nam vậy.

d) Kim tiêu biểu cho mùa Thu, màu Trắng và phương Tây Mùa Thu là giai đoạn cho Âm Dương tương phối bình hòa Khí trời nóng quá, không lạnh lắm nhưng Dương cương bắt đầu suy, Âm nhu bắt đầu thịnh. Mặt trời lặn ở phương Đông. Trời mùa Thu thường có mây trắng ngà bao phủ, nên cổ nhân mới nhân đó mà chọn Kim tiêu biểu cho mùa thu, màu trắng và phương Tây. Nói khác đi theo Ngũ hành thì mùa Thu, Sắc trắng, phương Tây thuộc Kim.

e ) Thủy tiêu biểu cho mùa đông, màu Đen, phương Bắc

Hiện tượng độc đáo nhất của mùa Đông là tuyết rơi, gia buốt, cảnh vật ảm đạm, cửa nẻo đóng kín, tối tăm. Tuyết là một trạng thái của nước, phương Bắc thường hay có tuyết nên với tinh thần tượng hình, chuyển ý, cổ Nhân Trung Hoa chọn hành Thủy mùa Đông, màu Đen, phương Bắc.

f) Thổ tiêu biểu cho Đất, màu Vàng, Trung ương

Người tàu phát tích ở sông Hoàng Hà, đất đai ở đây màu vàng (hoàng thổ) nên dựa vào sự vật để định tên, lấy đất tiêu biểu cho chất Thổ và màu vàng tượng trưng cho Sắc Thổ. Bởi người Tàu lấy địa phương của họ làm trung tâm quan sát, tự coi mình là người trung thổ, danh xưng là Trung quốc nên màu vàng là màu trung ương, Thổ là Hành chủ bao gồm cả bốn hành còn lại với lý do Địa tải sơn hà, vạn vật (Sông núi muôn loài vạn vật đều do đất chứa đựng).

2-Năm Đức tính căn bản của con người a) Nhân ứng với Mộc

Nhân chủ ở chỗ Thanh tĩnh, ung dung tự tại, không cạnh tranh, bao dung và đãi người đồng đẳng. thảo mộc vốn không di động cạnh tranh, loài tùng bách quanh năm xanh tươi, bất chấp gió sương nóng lạnh, tượng trưng cho thái độ an tĩnh, ung dung tự tại. Cây cỏ còn để người che mưa che nắng, không phân biệt mội ai. Hoa quả trong chốn sơn lâm ai thưởng thức cũng được. Cái đức tự nhiên lưu hành của thảo mộc tương tự như đức Nhân ở nhân loại. Do ở ý nghĩa mà Khổng Tử đã nói: “Nhân giả ngao sơn” (bậc nhân giả thích núi) vì trên núi có thảo mộc tượng trưng cho đức Nhân của tạo vật.

b) Nghĩa ứng với Kim

Luôn luôn thích ứng với phép tắc thiên nhiên hoặc công lý, hằng cửu, không biến chất, cứng cỏi không sờn. Đó là những ý nghĩa bao quát của Nghĩa.
Loài Kim thuộc như vàng luôn luôn giữ mãi vẻ sáng cứng rắn, khuyết biết tiết, dù ở nơi này hay nơi khác, lúc nào cũng vậy, phảng phất ý nghĩa của đức Nghĩa nên cổ nhân lấy Kim tượng trưng cho Nghĩa.

c) Lễ ứng với Hỏa

Lễ gồm chung tất cả những gì soi sáng khuôn phép, tạo nên tôn trọng duy trì diềng mối, phát huy chân lý tự nhiên lưu hành, Tế tự là một hình thức của lễ, biểu dương sự tôn kính. Một trong những ứng dụng của Hỏa là soi sáng tại nơi Tế tự, làm hiển lộng cái tôn kính quỷ thần của con người nên cái dụng (về phương ý nghĩa triết học) của Hỏa và Lễ tương đồng, nên Lễ ứng với Hỏa. d) Trí ứng với Thủy : Kẻ trí không điều gì là không thấu triết, nước không đâu là không thông qua.

Cái được của Trí và Nước có sự tương đồng đại lược nên người xưa đã nói một cách đầy biểu tượng: “Trí giả ngao Thủy”(Bậc trí giả thích nước). Do đó, Thủy tượng trưng cho Trí.

e) Tín ứng với Thổ

Bản chất của Thổ là không bao giờ sai chạy. Thảo mộc dựa vào đất mà sống và đất cứ theo từng mùa nhất định mà thúc đẩy sự sinh diệt của cạy cối theo đúng chu trình chuyển hóa tự nhiên của tạo vật, không bao giờ sai chạy. Do đó, so với Tín thì bản chất của Tín và Thổ về ý nghĩa tổng quát có những nét tương đồng.

3-Năm cung bậc trong Âm Nhạc :

a) Cung ứng với Thổ.

b) Thương ứng với Kim.

c) Giốc ứng với Mộc.

d) Chủy ứng với Hỏa.

e) Vũ ứng với Thủy.

Viết một bình luận