Sau Đây là một vài ứng dụng điển hình của nguyên tắc Thanh Trọc
a) Phân biệt 4 loại quý tướng (Thanh, Kỳ, Quái, Cổ) với 4 loại tiện tướng (Hàn, Trọc, Tục, Lậu)
Về hình thức, bốn loại quý tướng kể trên rất giống với bốn loại tiện tướng. Muốn phân biệt quý tướng ta chỉ còn có cách dựa vào nguyên tắc Thanh trung hữu Trọc, Trọc trung hữu danh. Đời Hán, nhà tướng học danh tiếng Hứa Phu đã luận về bốn loại tướng quý : Thanh, Kỳ, Quái, Cổ như sau: “Kẻ xem tướng thường quan sát thân hình khôi vĩ, mặt mày sáng sủa toàn vẹn rồi coi đó là tướng quý, ngược lại đoán là tiện tướng, nhưng không biết rằng 4 loại Thanh, Kỳ, Cổ, Quái rất gần với 4 loại tướng Hàn, Trọc, Tục, Lậu. Tướng pháp thường nói: “Bàn về Thanh trung hữu Trọc, Trọc trung hữu Thanh là căn cứ vào thần, Khí và các học đường nhưng thực ra là chỉ căn cứ vào mục thần cũng tạm đủ để quán thông mọi sự. “
1-Thanh tướng rất gần Hàn tướng:
Thân hình tao nhã, mặt mày thanh khiết, cử chỉ linh hoạt, dáng dấp dịu dàng, mảnh dẻ trông giống như các dấu hiệu non yểu nhưng thịt tuy trắng mà nhuận, ánh Mắt không dao động mà tự có thần Khí đó là Thanh tướng chứ không phải là Hàn tướng (tướng lạnh lẽo chết non).
Hàn tướng cũng giống như Thanh tướng về cách cục bộ vị nhưng ánh Mắt quá lạnh, không linh hoạt hoặc Thanh tướng về hình hài mà mục quang bất động và trì trệ, hoặc Tai trắng như sương hay hồng như lửa mà khô xạm.
Thanh tướng chủ quý và thọ vì tinh thần sáng suốt, thọ căn ổn cố, Hàn tướng thì thần thiêu phách tán, thọ mạng ngắn ngủi.
2-Kỳ tướng giống như Trọc tướng :
Mắt lộ mày đậm, khuôn mặt to lớn khác thường, hình dáng thô kệch xấu xí, nhưng Mắt tuy lộ mà có thần Khí ẩn tàn, mày tuy đậm mà sợi Lông Mày tươi mịn, phủ kín mi cốt nên mày có tú Khí (tức là Trọc trung hữu Thanh).
Kẻ như vậy là ký tướng (tướng lạ) chứ không phải là Trọc tướng (tướng lỗ mãn, trông mất tình cảm) Ngược lại, Trọc tướng cũng giống như Kỳ tướng về hình hài, nhưng Mắt lộ mà vô thần hoặc có thần quang mà mục quang hung bạo: mày tuy đậm mà sợi thô xoắn tít, không phải bao phủ hết mạng vận. Kì tướng là tướng phát đạt, nổi tiếng hơn người còn Trọc tướng là hạ tiện, phi bần tắc yểu
3-Cổ tướng giống như Tục tướng :
Các bộ phận chính của khuôn mặt đều lộ, nhưng lộ mà khuôn mặt đầy đặn, da thịt tươi nhuận có sinh Khí, răng tuy thưa vàng nhưng vững chắc và bóng, một màu tin khiết, thần Khí an tĩnh thì đó là Cổ tướng(tướng người cục mịch quê mùa) chứ không phải là Tục tướng (tướng kẻ tầm thường không bao giờ khá được)
4-Quái tướng giống như Lậu tướng :
Hình hài, mặt Mũi quái gở, không giống thế nhân, tỷ như mặt đen như lọ chảo, thân hình kệch cỡm, nặng nề, nhưng nếu trong các xấu xí đó mà ánh Mắt như Mắt lân, Mắt phượng, khoan hòa mà có uy răng trắng và đều, Chuần Đầu tròn trịa, nở nang, Khí phách quảng đại thì đó là Quái tướng (tướng xấu lạ lùng, ít ai có) chứ không phải là Lậu tướng (tướng dị hợm khiến người nhìn phải ớn lạnh) Các lọai tướng Kỳ, Qúai, Cổ tuy là kỳ dị, dị dạng bề ngoài, nhưng bề trong thật là quí nhân, dễ dàng trở thành đại dụng. Họ khác với bọn tiện nhân(Trọc, Tục hoặc Lậu tướng) ở chỗ một đàng thần Khí thanh sảng, một đàng thần Khí ngưng trệ, thoáng nhìn thì có vẻ thô tục mà thẩm sát kỹ càng thì lại thấy tú Khí hiện ra Một lần nữa ta thấy thần Khí và Khí phách vẫn là tiêu chuẩn phân biệt nét quí trong nét tiện, nét Thanh trong nét Trọc
b) Phân biệt phần tiện trong tướng quý:
Phần quý trong tướng tiện của đàn bà: Tướng pháp cổ Trung Hoa thường phân tích tướng đàn bà thành thiện và ác tướng, dựa trên thân hình diện mạo.
Thiện tướng được coi là quí, ác tướng bị xem là tiện. Nhưng đó chỉ là cách nói tổng quát, chưa đầy đủ và không đi sát thực tế. Muốn dược chuẩn xác phải phối hợp cả Thanh lẫn Trọc phương trộn lẫn nhau trong một con người.
Nói khác đi phải áp dụng nguyên tắc Thanh trung hữu Trọc, Trọc trung hữu Thanh khi đánh giá phẩm tính phụ nữ qua việc quan sát diện mạo (thiện tướng hay ác tướng)
1) Quý trung hữu tiện
Tướng mạo phụ nữ coi Thanh nhã, cao quí mà tính tình đê tiện là bởi vì trong cái Thanh có lẫn cái Trọc, tuy nhỏ nhưng chủ yếu cho nên thoáng qua thì xếp vào quí cách nhưng nhìn kỹ thì phải xếp vào loại tiện. Sau đây là các đặc thái quí trung hữu tiện:
– Ngũ Quan đoan chính mà da dẻ thô xạm Ngũ Quan đoan chính là Mắt sáng và lớn, Lông Mày mịn và đẹp, Môi đều đặn, răng tươi Khít, Tai có Luân phách phân minh, Mũi thẳng
– Bình thường thì đó là quí cách nhưng Ngũ Quan đoan chính mà da dẻ thô xạm, nóng khô thì đó là Thanh trung hữu Trọc, hình hài tốt mà thực chất không ra gì
– Trán đầy đặn mà khi đi hay ngoái cổ nhìn lại phía sau Trán đầy đặn biễu hiện cho sự đắc cách về trí tuệ nhưng kẻ hay đi ngoái cổ nhìn về phía sau là kẻ đê tiện, dâm đãng ngầm.
– Mày dài đẹp, uốn cong, Mắt sáng sủa nhưng mép có ria khá rõ, Cằm có long mày khá đậm giống như râu
– Mày thanh, Mắt đẹp là tướng mỹ nhân nhưng phía dưới Cằm và Môi trên có lông mănh nổi rõ Sắc đen lai nam tính biểu trưng cho sự cứng rắng, thô lộ, kém nhu thuận
– Ngũ Nhạc đôn hậu mà Sắc mặt kinh hoàng Ngũ Nhạc (Cằm, trán, Mũi, Lưỡng Quyền) đều ngay thẳng, cao và rỏ, có thế nhưng ánh Mắt kinh nghi là hình hữu như mà thần bất túc, tựơng trưng cho sự non yếu, không tự chủ
– Đứng ngồi ngay ngắn tề chỉnh mà lại cắn ngón tay. Đứng ngồi ngay ngắn tề chỉnh là kẻ khiến người khác phải nể vì không diện kiến nhưng hay cắn ngón tay (hoặc móng tay) lại là biểu tượng nội tâm dâm đãng, chỉ trọng điều Sắc dục hơn là đạo lý. Nói khác đi, đó là tướng dâm ngầm mà bề ngoài lại có vẻ đạo đức, uy nghi
– Thanh Âm rõ ràng, trong trẻo, mà thần thái đờ đẫn, hay cười với kẻ đối thoại thanh Âm rõ ràngvà trong trẻo là biểu hiện Khí chất đầy đủ, cơ thể khỏe mạnh, nhưng thần say, cười mỉm lại là kẻ dể bị quyến rũ vào con đường trụy lạc vì không đủ óc tự chủ và tính trinh tháo
– Mặt Mũi Thanh tú mà da dẻ quá lạnh, thần thái quá Thanh khiết da dẻ quá lạnh thần thái quá Thanh thì sự thái quá đó biến thành hàn tướng chứ không phải quí tướng. Do đó, kẻ hàn tướng là kẻ thọ căn mong manh, không trường thọ
2) Tiện trung hữu quý
Đàn bà mà có bộ vị trên mặt như sơn lâm (hai bên mép tóc ở trán) bị sẹo hoặc rụng tóc, tóc quá đậm mà thô, Mắt thô Trọc và giọng nói rõ, Mũi quá xẹp và nhỏ, người Mộc pha Kim (cao ốm mà da trắng bệch) mày quá mày nhạt, Tai nhỏ, trán thấp… bị xếp vào loại tướng không tốt, lấy làm vợ tất đưa đến Tai hại, nhưng nếu:
– Sơn lâm bị phá khuyết hoặc có sẹo mà Mũi và các bộ vị liên hệ đày đặn, hợp cách và liên hoàn.
– Tóc đậm, thô mà Lông Mày dài đẹp. Mi cốt nổi nhưng không thô
– Mũi nhỏ, bằng, không có Chuần Đầu đẹp, nhưng ánh Mắt ngay thẳng, thần thái an hòa
– Môi vẩu, răng lộ nhưng tóc mịn, Sắc tươi
– Mắt thô Trọc, tiếng rè mà Cằm vuông vắn, đầy đặn, triều củng về Mũi một cách tương xứng
– Nguời Mộc Pha Kim mà ít nói, điềm đạm, tính tình lãnh đãm vừa phải.
– Hơi ngắn, mày nhạt và thưa mà thần Sắc an nhiên, không kinh hoàng, không biến Sắc khi gặp việc rắc rối
– Tai nhỏ, trán thấp nhưng mày đẹp, Mắt trong sáng ẩn tàng và Chuần Đầu nhỏ, nở thì đó lại là tiện trung hữu quí, phải phân định là hậu vận sẽ tốt đẹp chứ không thể coi là tiện tướng để quyết đoán là vận mạng sẽ không ra gì Theo nhà tướng học hiện đại rất nổi tiếng là Ngã Thị Sơn Nhân thì nhận định trên là rất đúng. Do đó, trong cuốn tướng mạng giảng tọa ông đã đặc biệt chú trọng tướng mạo phụ nữ và viết thành một thiên khảo cứu đặc biệt.