TỔNG LUẬN PHÉP TƯƠNG HỢP NGŨ HÀNH ÁP DỤNG VÀO NHÂN TƯỚNG HỌC

NGUYÊN LÝ ÂM DƯƠNG VÀ NGŨ HÀNH TRONG TƯỚNG HỌC 

Nguyên tắc tương sinh khắc cổ xưa nay chưa được hoàn hảo vì không diễn giải hết được những sự uyên ảo trong tướng học (Phép đoán tướng mạo và định tướng khắc tương sinh Ngũ hành trong tướng học từ đời Ngũ Quý trở về trước bị sách Thủy kính tập liệt vào loại xưa. Từ Mã Y, Trần Đoàn trở về đến đời Minh, Thanh được sách này coi là hiện đại) vì chưa biết rằng sự sinh khắc đưa đến hậu quả tốt hay xấu còn tùy theo sự tương hợp trong từng hệ cấp của từng hành. Nói chung ta phân ra :

a) Thuận hợp :

Ví dụ: Mộc hợp Hỏa Thủy hợp Kim Mộc hợp Thổ Thuận hợp như trên nếu đúng mức độ thì thường chỉ giàu chứ ít khi quý hiển. Thảng hoặc có quý hiển thì cũng rất bấp bênh, chỉ trong một thời gian nào đó rồi hết.

b) Nghịch hợp:

(thoáng nhìn thấy có vẻ khắc kị nhưng thực tế lại phù hợp và hỗ trợ lẫn nhau) Ta thường thấy : Kim nghịch với Hỏa.

Thủy nghịch với Thổ.

Mộc nghịch với Kim Thổ nghịch với Mộc Theo lẽ thông thường của phép sinh khắc thì các hình mạo hàm nói trên phải coi là xấu vì các Hành trong con người xung khắc lẫn nhau. Trong thực tế, có các trường hợp Kim đa Hỏa thiểu: tức là Kim hình đới Hỏa, Thủy đa Thổ thiểu: Thủy hình đới Thổ, tuy nghịch mà lại hợp, kết quả tốt đẹp và bền vững hơn lại thuận hợp rất nhiều.

Theo sự hiểu biết nông cạn thông thường thì Kim hình không nên kiêm Hỏa, nhưng kẻ mà Tai Mắt, Lông Mày, Tứ Chi lẫn thân mình đều vuông vức, màu da trắng tuy đúng cách của Kim hình, nhưng nếu xương thịt quá Thanh khiết, thần quá sáng, Khí quá lạnh, mà Sắc mặt hồng nhuận (tức là đới Hỏa) thì tuy Kim hình Hoả chất nghịch mà lại hợp.

Tướng pháp gọi loại nghịch hợp này là Hàn Kim vi Hỏa luyện: vùng lạnh được lửa tôi luyện cho ấm lại, chủ về thọ khang quý hiển. Ngược lại, nếu Hỏa đa Kim thiểu, nghĩa là Kim và Hỏa kiêm hình như kiểu mày thanh mắt sáng, da trắng mà đầu nhỏ nhọn, Mũi lộ khổng, Tai Luân Quách đảo lộn thì lại là nghịch mà xung khắc chứ không hợp, chủ về tai họa liên miên, không mấy hi vọng sống quá 30 tuổi.

Thủy hình đới Thổ có thể nghịch mà hợp hoặc nghịch mà khắc tuỳ theo từng thứ bậc của Hành. Nếu Thổ thiểu Thủy đa là nghịch hợp, quý hiển tọh khang, nếu thủy thiểu Thổ đa thì lại khắc nghịch, suốt đời bần hàn, cô độc.

Tỳ như có hình Thủy, thân hình phì mập, đúng cách nhưng nếu thịt da nhão nát, lại còn ở tuổi Thanh niên thì lại là điềm yểu thọ. Do đó, loại Thủy hình phát dục quá sớm đó phải có thể chất (đặc trưng của Thổ chất là rắn chắc, gân cốt chìm mà vững chải, Tai, Mũi, Miệng đều kiên ngạch) hỗ trợ, nhưng vì chất Thổ rất ít, lại ẩn tàng nên mệnh danh là Thủy đa Thổ thiểu. Ngược lại, đúng Thủy hình mà sai lệch Thủy Sắc, như Sắc da vàng xạm(thuộc về Thổ Sắc, chân tay thô Trọc thuộc về chất Trọc của Thổ… ) biểu hiện cho sự non yểu quẫn bách.

Bàn về hình Mộc, cần phải phân biệt 2 loại Mộc là Giáp Mộc và át Mộc.

Người Giáp Mộc thì hình dạng thon dài, cốt cách ngay thẳng, mi Thanh mục tú, hào Khí lẫm liệt. Cho nên tuy thói thường là Mộc kị Kim vì hai Hành khác nhau nhưng nếu Mộc đa kim thiểu chẳng hạn như Cằm vuông trán rộng, Sắc da trắng xanh, còn thì các bộ vị chính yếu đều là Mộc chính cách thì nghịch mà hợp. Điều đó cũng tương tự như cây cổ thụ ngàn năm bị đẽo gọt, chạm trổ mới tăng phần giá trị. Còn đối với người Ất Mộc, nếu gặp Kim hình hay Kim chất cũng giống như cây mục cỏ khô bị búa ríu giáng xuống tất nhiên sẽ bị trì trệ, công danh thọ mạng đều bị ảnh hưởng Tai hại.

Bàn về hình Thổ thường vẫn lấy sự pha trộn với hình Mộc làm điều đại kị vì Mộc khắc Thổ, nhưng cần phải biết rằng nếu hình Thổ thuần cách quá nặng (trọng Thổ) có tướng Ngũ tàng, khiến chi tinh thần Khí chất bị trì trệ, không hiện rõ ở mặt này được thì truờng hợp đó cần phải có Mộc chất đi kèm (ví dụ như mày thanh Mắt sáng, râu tóc tươi nhuận không quá đậm và thô) để Thổ có thể trở thành đại dụng. Cách cục bổ túc nói trên tướng pháp gọi là Mộc chi sớ thông: Mộc dùng làm chất kích thích của Thổ. Loại tướng Thổ tàng (hay Thổ trọng cũng vậy) mà gặp dược cách cục Mộc chi sớ thông rất hiếm nên tướng thuật có câu: “Thanh tĩnh quý đã đành mà Trọc cũng quý khi được tướng Thổ trong hợp cách Mộc chi sớ thông “.

Đến như hình Hỏa, phép luận hình định cục khác hẳn với các hình Kim, Mộc, Thủy, Thổ. Người Hỏa thì thần Khí không nên ẩn tàng, Sắc không nên tĩnh, tối kị Mắt dài và sâu, Mũi cao và thẳng, Miệng rộng mà lăng giác phân minh, Tai có Luân Quách bình thường vì đó là điều khắc tướng của người hình Hỏa.
Bởi vậy, bàn về người hình Hỏa phải lấy Tai mọc cao và Luân Quách đảo ngược, Mũi lộ khổng, Môi đỏ, Tam Đình đới nhọn làm hợp cách. Có đúng như vậy về hình thức mới xếp vào loại quý cách. (Thủy kính tập)

c) Tương quan giữa Âm Dương và Ngũ hành trong tướng học :

Trong phạm vi hình tướng, sự tương quan giữa Âm Dương và Ngũ hành là một vấn đề khá quan trọng đáng được lưu ý.

Nói đến thuận Âm Dương là nói đến vấn đề Dương hòa, Âm thuận và nghịch Âm Dương là đề cập đến Dương thác Âm sai.

Còn thuận hay nghịch Ngũ hành phức tạp hơn vì thuận hợp và nghịch hợp (nghịch hợp có thể xấu hay tốt) rất nhiều chi tiết đặc dị trong trường hợp cá biệt.
Tựu trung trong tương quan Âm Dương và Ngũ hành về mặt tướng học ta thấy 4 trường hợp có thể xảy ra :

– Thuận cả Âm Dương lẫn ngũ hành.

– Âm Dương nghịch lý nhưng Ngũ hành thuận lý.

– Âm Dương thuận lý nhưng Ngũ hành nghịch lý

– Nghịch cả Âm Dương lẩn Ngũ hành.

1- Thuận Âm Dương và Ngũ hành

Về mặt tướng học, con người có tướng thuận nguyên lý nguyên lý Âm Dương nghĩa là kẻ có diện mạo cân xứng, da thịt và xương cốt cân phân. Nói một cách chi tiết hơn, kẻ đó hội đủ các điều kiện Dương hòa Âm thuận.

Về mặt Ngũ hành hình tướng, thuận có nghĩa là người thuận “Hành” hội đủ mọi điều kiện tốt của hành đó, kẻ tạp cách không có sự khắc phá giữa các Hành trên cơ thể. Người thuận cả Âm Dương và Ngũ hành được coi là tối thuận về đủ mọi phương diện.

2- Âm Dương nghịch lý Ngũ hành thuận lý.

Âm Dương nghịch lý là xương thịt, diện mạo thân thể bất quân xứng. Riêng về điểm này cũng đủ để kết luận về con người như vậy là bất quân bình, đương nhiên là có hậu quả xấu. Sự thuận lý cúa ngũ hành lúc đó chỉ có tính cách phụ thuộc và không có giá trị gì đáng kể. Nếu sự thuận lý có tính cách đặc biệt. Còn phần đông cơ cấu ngoại mạo bị Âm Dương đảo nghịch thì hậu quả phần lớn đều không ra gì.

Trong vài trường hợp đặc biệt tối thuận, chẳng hạn phần nghịch lý cùa Ngũ hành bù trừ lại. ví dụ như người quá cao ốm thiếu da thịt (nghịch lý về Âm Dương có thể được sự thuận lý của Ngũ hành hóa giải.

3- Âm Dương thận lý, Ngũ hành nghịch lý

Nếu Âm Dương hòan toàn thuận lý về cả cốt cách xương thịt, bộ vị tứ chi, thần Khí thì sự nghịch lý của Ngụ hành về mặt các nét tướng không đủ dể tiêu tán những hậu quả tốt của Âm Dương bất kể sự nghịch lý đó nặng nhẹ ra sao. Tuy nhiên, sự nghịch lý của Ngũ hành vẫn làm cho các hiệu quả tốt của Âm Dương bị sút giảm. Một trường hợp đặc biệt là Ngũ hành nghịch lý biểu kiến (ví như người Giáp Mộc có Kim chất, nhưng thuộc loại nghịch hợp) nhưng về mặt giải đoán sự nghịch lý đó của Ngũ hành chỉ có ảnh hưởng thoáng qua không đáng kể, kết cục vẫn là đại phát.

4- Âm Dương và ngũ hành đều nghịch lý :

Trường hợp này quá xấu, không có gì đáng đề cập đến vì người bị nghịch cả Âm Dương lẫn ngũ hành thì không còn đủ các yếu tố tối thiểu về hình tuớng để nói.

Viết một bình luận