CÁCH THÚC THỜ CÚNG GIA TIÊN – Bàn thờ gia tiên (Phần 2)

Nghi lễ cúng gia tiên: Tìm hiểu về bàn thờ gia tiên

N hư trê n đã nói, bàn thờ gia tiên được coi như tầng trời nên cần phải th a n h tịnh. Vì th ê đồ lễ đ ặt ở đây thường chỉ là hương hoa, đăng, đèn, trà, quả, thực, oản, Bàn thờ này không có đồ m ặn của trần gian. Vê hoa, thông thường cũng thường để ở hai góc trong hai cành hoa giấy, m à ở trung tâm mỗi cành là một bông cúc cách điệu lớn được bao quanh bỏi mười bông cúc nhỏ, bông hoa cúc tru n g tâm m àu vàng, thường đặt bên trá i để tượng trư ng cho ngày, bông cúc trung tâm m àu trá n g đ ặt bên phải tượng trưng cho đêm, các bông cúc nhỏ tượng trư ng cho tin h tú. N hiều gia đình cũng sử dụng hoa tươi để biểu hiện sự thành kính của mình.

Song, hoa tươi m ang kiếp phù du nên nó ít có vị trí ổn định, tuy vậy nó cũng được đặt ỏ hai bên bàn thờ sao cho cân xứng.

Vào những ngày giỗ ngày Tết, lòng th àn h kính của con cháu muốn dâng lên nhũng “kiếp đời đã qua” một sô đồ m ận, th ì các đồ này thường được đặt ỏ một bàn phụ phía trước, thấp hơn bàn thờ chính chút ít. N hiều gia đình cầu kỳ thường lấy con số’ chín (là sô’ phiếm chỉ, tương trư ng cho sô’ nhiều, đầy đủ) nên kích thước của mọi bàn thờ dù chính dù phụ, ngang, dọc đều chia hết cho con sô chín, người ta tin rằng vói con sô này thì sức linh của gia tiên ứng cho con cháu được đủ đầy hơn.

 

Một đặc điểm khác, xuất phát từ bản sắc chung của dân tộc, nhiều gia đình hiểu biết đã đặt bàn thờ gia tiên không theo cách thức của phương Bắc, vì họ cho-rằng người phương Bắc gần gũi với yếu tổ’ âm, phương Nam gắn với yếu tô’ dương, nên áp dụng cách thức của phương Bắc vào phương Nam thường không thích hợp.

Mặt khác, từ cách đây hơn 2000 năm, đời Thương – Chu, sự phân hóa xã hội ở Trung Hoa đã khá mạnh, quyền lực tập trung trong tay lãnh chúa… dẫn đến vai trò của cá nhân có quyền lực được đề cao. Còn với người Việt, tính dân chủ tập thể trên nền tảng ruộng đất công vân còn tồn tại đến giữa thế kỷ 20, ý thức cộng đồng mạnh hơn ý thức cá nhân (trong đó có ý thức bảo vệ đất nước) nên trong tín ngưSng của người Việt ít thấy biểu lộ tính chất vì con người cụ thể nên bàn thờ phải quay hướng cho thích hợp.

Thực tế cho thấy hướng của bàn thờ người Việt xưa nay không lệ thuộc vào bất kể một cá nhân nào với tuổi tác của họ. Nếu có sự không thích hợp về hướng thì người đó cần né tránh đi, dù là trưỏng tộc, có nghĩa không thể quay hướng bàn thờ theo tuổi tác của người đang sống. Bàn thờ của người Việt, bình thường được theo hai hướng cơ bản: Hướng Tây hoặc hướng Nam, vì hướng Tây hợp với quy luật của âm dương đốĩ đãi, lúc nào gia tiên cũng ở cùng con cháu, hướng Nam là hướng của Bát nhã, tức nhò trí tuệ nên diệt trừ được ngu tối, mà ngu tô’i là mầm mống của tội ác. Vì thế bàn thờ quay hướng Nam là hướng tói thiện căn trên nền tảng trí tuệ.

Hướng Nam cũng là hướng của sinh khí, hạnh phúc tràn đầy với mọi sự hanh thông, đồng thời cũng là hướng đề cao thần linh và gia tiên (thánh nhân nam diện nhi thính thiên hạ).

Một đặc điểm khác của ngưồi xưa, nhất là đối với nơi thờ tự, người ta thường để bàn thờ sát mặt đất, nền nhà tiếp giáp với bàn thờ hầu như không bao giờ lát gạch, chỉ nện chặt mặt đất dưối nhiều hình thức khác nhau, nhằm mục đích tránh cho âm dương cách trở, để mọi sự hanh thông. Vào khoảng thế kỷ 18 về sau, đê tránh sự mốì mọt và ẩm thấp, người ta buộc phải lát nền nhà bằng gạch có khả nàng hút ẩm, nhưng dưối bát hương chính thường được để một huyệt lộ đất không lát, hoặc đặt vào đó một phiến đá dày. Tất cả chỉ nhằm mục đích thông tam giới (tròi đất và thế gian). Thông thưòng người ta chia gian thờ làm ba lớp.

Lóp ngoài là bộ phận phản để mọi người đến làm lễ, không đặt phản thì để trông nến nhà, khi cần có thể bày thêm bàn ghế, hay trải chiếu. Lớp thứ hai là hương án, trên đặt bộ đồ “tam sự” hay “ngũ sự” lớp thứ ba ở trong cùng mới thực sự là bàn thờ người đã khuất, trên để khám sơn son, bài vị, hộp hay ôhg đựng gia phả, khay đựng vật cúng, đài rượu và có thể có ảnh chân dung người quá cố.

Ngoài bàn thờ, người ta có che một chiếc màn gọi là ỷ môn. Khi cúng lễ xong, phải bỏ màn xuống để che khuất bàn thò, để một lát sau mối hạ cỗ bàn. Y nghĩa của hành động này theo quan niệm xưa “sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn”, kính mời các vị gia tiên, ông bà về chung hưởng vật phẩm do con cháu dâng cúng.

Khi các ngài “ăn uống” phải che màn lại, để người ngoài không nhìn thấy. Ngày xưa, những gia đình giàu có, điền chủ, quan lại, công chức cũ, trong gian dành để thờ tự còn được trang hoàng những bức hoành phi, liễn đôì sơn son thếp vàng. Ngoài ý nghĩa trang trí, nhũng thứ bày biện ỏ nơi đây còn nhằm tăng sự tôn nghiêm, biểu tỏ lòng tri ân của con cháu đôì vổi tiền nhân.

Vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, cùng với sự xâm nhập của kinh tế thị trường, văn hóa phương Tây cũng tràn vào thuộc địa. Hiện tượng đô thị hóa dần dần rõ nét. Đồng thời cũng xuất hiện nhiều ngôi nhà hiện đại theo kiến trúc châu Âu – thường gọi là nhà Tây – của các quan chức, nhân viên làm việc cho Pháp không chỉ ở thành phố, thị trấn mà cả ở vùng quê. Ớ những ngôi nhà này, không gian thò cúng được bố trí trong những gian phòng, diện tích hẹp. Do đó, đã ra đời một loại tủ thờ được cách tân từ tủ đứng của Pháp, chỉ khác ớ chỗ không có hai cánh cửa mở, hay đẩy ở phía trước, mà chỉ có cửa mở ở hai bên hông (có người giải thích cách thiết kế này là nhằm tôn kính gia tiên). Dần dần, kiểu tủ thờ này được “dân tộc hóa” thêm bằng những hoa văn hay hình ảnh mai, lan, cúc, trúc và sang hơn là cẩm xà cừ và được nhiều gia đình khá giả ưa chuộng.

Bàn thờ là nơi thiêng liêng nên người ta không để các thứ lặt vặt, các vật dụng thường ngày trong sinh hoạt lên bàn thờ mà lúc nào cùng phải giữ bàn thờ và đồ thờ được sạch sẽ, uy nghiêm. Và bất cứ trong hoàn cảnh nào, dù túng thiếu đến mấy người ta cũng không đem cầm cố hay bán đồ thờ. Trước mỗi biến cố xảy ra trong gia đình (chẳng hạn như: dựng vợ gả chồng cho con cháu; con cháu chuẩn bị đi thi; làm nhà mới; làm ăn; vợ sinh con; lập được công danh; trong nhà có người đau ốm, có người chuẩn bị đi xa, làm việc lón…), gia chủ đều khấn vái gia tiên, trước hết là để trình bày sự kiện, sau là đê xin sự phù hộ.

Mỗi lần cúng tê, tùy theo các gia chủ nghèo, giàu và tùy nhũng buổi lễ, đồ lễ có thể gồm; rượu, hoa quả, vàng hương, xôi chè, oản, cỗ mặn, có khi thêm đồ vàng mã… và nhất thiết không thể thiếu một chén nưốc tinh khiết (nưổc mưa) bởi nước mưa biểu hiện cho sự trong sạch tâm linh trước gia tiên, thánh thần. Trong những trường hợp cần thiết, đồ lễ có thể chỉ cần một chén nưốc mưa, một nén hương thắp lên bàn thò là đủ. Bàn thờ khi làm lễ phải có thắp đèn hay thắp nên. Hương trên bàn thờ bao giò cũng thắp theo số lẻ (một hoặc ba nén…) và các nén hương phải được cắm ngay ngắn. Khi chân hương trong bát hương đã đầy, gia chủ thắp hương xin phép gia tiền nhổ chân hương, đem hóa thành tro rồi đổ xuống ao hồ. Bàn thờ gia tiên là điểm hội tụ Truyền thông tôt đẹp của gia đình, gợi lên một chiều sâu tâm linh “cây có gốc, nước có nguồn”, biểu hiện nếp sống vân hóa biết vun trồng gốc để cây đơm hoa, rồi kết trái ngọt, và từ đó sẽ toả sáng giá trị văn hóa soi cho con cháu bước vào tương lai.

Viết một bình luận