Nghi thức thờ cúng
Trong tục thờ cúng tổ tiên, người Việt coi trọng việc cúng giỗ vào ngày mất (còn gọi là “kỵ nhật”) thường được tính theo âm lịch (hay còn gọi là “ngày ta”). Họ tin rằng đó là ngày con người đi vào cõi vĩnh hằng. Không chỉ ngày giỗ, việc cúng tổ tiên còn được thực hiện đều đặn vào các ngày mồng một (ngày sóc), ngày rằm (ngày vọng), và các dịp lễ tết. Những khi trong nhà có việc quan trọng như dựng vỢ gả chồng, sinh con, làm nhà, đi xa, thi cử…, người Việt cũng dâng hương, làm lễ cúng tổ tiên để báo cáo và để cầu tổ tiên phù hộ, hay để tạ ơn khi công việc thành công.
Bàn thờ tổ tiên bao giờ cũng đặt tại nơi cao ráo, sạch sẽ và trang trọng nhất trong nhà (gian giữa đôĩ với nhà một tầng, tầng trên cùng đối với nhà tầng). Trên bàn thờ thì bày bát hương, chân đèn, bài vị hay hình ảnh người quá cố. Đồ cúng cơ bản không thể thiếu hương, hoa, chén nước lã vì theo vì theo triết lý của các cư dân nông nghiệp thì nước là thứ quý giá (sau đất).
Ngoài ra có thể có thêm thức ăn, trà rượu, và có khi có cả đồ vàng mã (quần áo đồ dùng làm bằng giấy), tiền âm phủ… Sau khi tàn tuần hương, đồ vàng mã và tiền âm phủ được đem đô’t, được gọi là ”hoá vàng”, còn chén rượu cúng thì đem rót xuống đông tàn vàng. Tục truyền rằng phải làm như vậy người chết mới nhận được đồ cúng tế, vì hương khói bay lên trời, nước (rượu) hòa với lửa mà thấm xưôhg đất tạo nên sự hoà quyện lửa – nưóc (âm dương) và trời – đất – người (tam tài) mang triết lý sâu sác. Đốì với người Việt Nam, dù nghèo khó đến mấy trong nhà vần phải có đồ thò, hương án, bát hương, đài rượu, chân đèn. Đó là những vật gia bảo thiêng liêng.
Ngoài ra còn phải kể đến các bài văn khấn trong nghi lễ thờ cúng tổ tiên, bao giò sắp lễ xong, người chủ trong gia đình cũng phải làm nghi thức khấn vái để mời tổ tiên về thụ lộc.