Mấy nguyên tắc chung của cúng giỗ
* Thứ nhất: Đôì với ngày giỗ của ông, bà, cha, mẹ, vỢ, chồng (còn gọi là giỗ trọng) thì ngày hôm trước ngày giỗ cần phải có cúng cáo giỗ. Ngày hôm cúng cáo giỗ còn gọi là ngày tiên thường.
Cúng cáo giỗ là để báo cho người đã khuất biết ngày hôm sau về hưởng giỗ, đồng thời là để báo với Thần Linh Thổ Địa nơi để mộ người đã khuất, cũng như Công thần Tho Địa tại gia cho phép hương hồn người đã khuất được về hưởng giỗ. Cúng cáo giỗ bao gồm cúng tại gia và cúng ngoài mộ. Trong cúng cáo giỗ phải cúng Công thần Tho Địa trước, cúng Gia Tiên sau. Ngoài việc khấn mời vong linh người được giỗ còn phải khấn mời vong linh hương hồn Gia Tiên nội, ngoại cùng về dự giỗ.
Nhân dịp cúng cáo giỗ, ngoài mộ cần đắp điếm sủa sang lại mộ phần.
* Thứ hai: Làm giỗ và cúng giỗ đúng ngày mất của người được giỗ thường là vào buổi chiều. (Nhiều nơi cho rằng phải làm giỗ trước ngày mất một ngày thì linh hồn người mất mới hưởng được lễ). Có lẽ nói thế vì suy luận phải cúng người mất vào hôm còn sông thì người đó mới có thể “ăn” được, chứ cúng đúng ngày hôm mất thì “ăn” làm sao?
Trong cúng giỗ đúng vào ngày mất của người được hưởng giỗ cần phải cúng mời ngưòi được hưỗng giỗ trước, sau đó mới đến vong linh hai họ nội, ngoại từ bậc cao nhất trở xuốhg và cuối cùng là cáo thỉnh Gia Thần cùng dự tiệc giỗ.
1. Ngày giỗ đầu
Ngày giỗ đầu, hay còn được gọi là “tiểu tường” là ngày giỗ (kỵ giỗ) đầu tiên sau đúng một nàm ngày mất của ai đó. Đây là một trong hai giỗ thuộc kỳ tang. Bỏi vậy, vào ngày giỗ đầu, người ta thường tổ chức trang nghiêm, bi ai, sầu thảm, chẳng khác là mấy so với ngày để tang năm trưóc. Nghĩa là con cháu đều vận tang phục, khi tế lễ đều khóc như ngày đưa đám, một sô nhà có điều kiện còn thuê cả đội kèn trông nữa.
Vào ngày giỗ đầu, người ta còn thường mua sắm rất nhiều đồ hàng mã, không chỉ là tiền vàng mã mà còn cả những vật dụng như áo quần, nhà cửa, xe cộ và thâm chí còn mua sắm cả hình nhân bằng giấy. “Hình nhân” ỏ đây không phải để thế mạng cho ai mà là tục tín ngưỡng, tin rằng với phép thuật của thày phù thuỷ thì hình nhân bằng giấy khi đốt đi sẽ hoá thành người hầu hạ vong linh nơi âm giới. Trong thê giói văn minh ngày nay, không phải ai cùng tin tưỏng như thế. Mặc dù không tin nhưng có người cũng vẫn làm với ý nghĩa làm vơi đi nỗi xót xa nơi trần thế và đê báo ân với vong linh người đã khuất.
Những đồ hàng mã đó, sau buổi giỗ, được đem ra tận ngoài mộ để hoá (đốt). Những đồ hàng mã đốt trong ngày giỗ tiểu tường còn được gọi là “mã biếu”. Gọi là “mã biêu” vì người ta nghĩ rằng những đồ mã này cúng cho vong linh người mất nhưng người đó không được dùng mà phải mang biếu các ác thần để tránh sự quấy nhiễu.
2. Ngày giỗ hết
Ngày giỗ hết hay còn gọi là “đại tường”, tức là ngày giỗ vào đúng ngày tròn 24 tháng của người quá cô.
Về cơ bản, giỗ hết không khác giỗ đầu là mấy về các thủ tục. Nó vẫn là giỗ trong vòng tang. Chỉ có khác là ngày giỗ hết thường làm linh đình hơn, và sau giỗ này người nhà bỏ tang phục, hay còn gọi là hết tang. Sau ngày giỗ này, người ta sẽ chọn ngày tháng tổt để làm lễ cải cát, sang mộ cho người quá cố. Và từ nàm thứ ba trở đi thì giỗ của người quá cố’ trở thành giỗ thường hay “cát kỵ”.
Bỏi thế, nhiều địa phương “ngày giỗ hết là ngày giỗ quan trọng nhất trong tất cả nhũng ngày giỗ đối vối người qua đời”. Quan trọng nhất vì nó đánh dấu một bưổc ngoặt trong cuộc đời của người còn sông cũng như đô’i với vong linh người đã khuất. Với người đang sống, người ta trở lại đời sông thường nhật, có thể tham gia các tổ chức hội hè, đình đám và theo quan niệm xưa thì chỉ sau giỗ hết, người vợ có chồng qua đòi mái có thể đi bước nữa.
3. Ngày giỗ thường
Ngày giỗ thường hay còn được gọi là “cát kỵ”, đó là ngày giỗ của người quá cố kể từ năm thứ ba trở đi. Ngày giỗ này, người ta tin vong linh người quá cô’ đã siêu thoát hay đầu thai trỏ lại nên không cần thiết phải cúng giỗ nữa.
Nếu như giỗ tiểu tương và giỗ đại tường là lễ giỗ trong vòng tang, còn mang năng những xót xa, tủi hận, bi ai thì ngày giỗ thường lại là ngày vui của con cháu nội, ngoại: “Trâu bò được ngày phá đỗ, con cháu được ngày giỗ ông” là vậy. Đây là dịp để cháu con hai họ nội, ngoại tề tựu, họp mặt đông đủ.
Những dịp như thế cũng là dịp để mọi người trong gia đình, dòng họ gặp nhau thăm viếng sức khoẻ và cố kết cộng đồng gia đình, dòng họ.
Trong các giỗ thường, chỉ có giỗ trọng như ngày giỗ của ông, bà, bô’, mẹ, vợ, chồng mới có ngày tiên thường.
Còn lại thì không cần thiết phải có ngày tiên thường.
Tuỳ theo phong tục của từng địa phương, từng vùng và từng gia cảnh mà việc tổ chức ngày giỗ có khác nhau nhiều ít. Điều quan trọng nhất là nhân ngày cát kỵ, cháu con tưồng nhó đến người đã khuất, thể hiện lòng thành với vong linh Tiên tổ. Chén nước, nén hương, bát cơm, quả trứng, đĩa muôi, lưng canh mà tâm thành thì cũng giữ được đạo hiếu chứ chẳng cứ mâm cao cỗ đầy mói ra người biết ơn Tiên tổ. Văn lễ cũng vậy, cũng chẳng nên quá cầu kỳ, câu nệ. Miệng khấn nôm na mà tâm tưởng nhớ đến vong linh người đã khuất thì ắt là “linh”; còn như miệng đọc vàn hoa chữ nghĩa nhưng tâm không thành kính thì Tiên tổ có linh cũng chảng chứng cho.
Cúng giỗ người đã khuất côt thể hiện lòng nhân, đạo hiếu, tấc dạ thuỷ chung… của những người đang sống. Đó cũng là nét đạo lý làm người trong truyền thông văn hoá Việt Nam.