Ý nghĩa của việc cúng gia tiên vào ngày hiếu
DÂN tộc ta, nhân dân ta coi “đạo hiếu” là tiêu chuẩn hàng đầu thể hiện trong đạo làm người. Văn học cổ kim ca tụng người con có hiếu và lên án những kẻ bất hiếu.
“Công cha như núi Thái sơn, NGHĨA mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.
Câu ca dao trên đã khẳng định “đạo hiếu” của con người. Thờ cha kính mẹ phải bằng hành động báo ơn sinh thành, phụng dưỡng khi tuổi già, khi qua đời thì mồ mả yên đẹp, sau khi qua đời thì phụng thờ chu đáo.
Ai cũng biết, cái chết là điều không thể tránh khỏi.
Con người sinh ra, lớn lên, trưởng thành , già lão rồi qua đòi là m ột quy luật tất yêu không thể tránh khỏi.
Trong đời sống tâm linh của người Việt quan niệm về cái chết rấ t thiêng liêng. C hính vì vậy, ông cha ta đã dùng nhiều từ văn hoa để chỉ cái chết: hai năm mươi, về chầu tổ, mãn phần, từ trần , đi xa…
Từ xưa, ai cũng quan niệm việc tang là việc hiếu.
Cái chết của con người tạo ra sự đoạn tuyệt với các mối quan hệ trong xã hội, gây ra nỗi đau buồn thương tiếc của những người đang sông, đôi với th â n thích ruột rà, đối với bà con bè bạn… Chính vì vậy, việc tang được đặt trong lĩnh vực tư tưởng và tình cảm, nhằm thoả mãn nhu cầu của người sông đối với người chết trong giờ phút vĩnh biệt.
Từ lâu đời, dư luận xã hội đã đưa việc tang vào quy phạm đạo đức, xây dựng thành nghi thức và trở thành phong tục tập quán của dân tộc.
D ăng hương và các kỳ giỗ
Trong tục thờ cúng Tổ tiên thì tục dâng hương vong linh người đã khuất vào các kỳ giỗ là quan trọng nhất.
Người ta có thể có những lý do nào đó để bỏ lễ dâng hương vào một số kỳ lễ, tiết trong năm nhưng không một người Việt Nam có hiếu nào với Tổ tiên mà lại bỏ qua tục cúng dâng hương người đã khuất vào dịp giô ông, bà, bố mẹ, vợ, chồng…
Một trong những mốì lo lớn của người Việt Nam ngày xưa là sỢ khi chết đi, đến ngày cúng giỗ không có ai hương khói. Bỏi vậy, cúng giỗ là thể hiện đạo hiếu, thể hiện tấm lòng thuỷ chung thương tiếc của người đang sông vối người đã khuất.
Thê cho nên, vào ngày giỗ của tiên tổ, nhà giàu thì có thể tổ chức cúng giỗ linh đình, mời họ mạc xa gần, anh em bằng hữu về dự, còn nhà nghèo túng thì cúng bát cơm, quả trứng, đĩa muối, lưng canh với ba nén hương, cây đèn dầu, nến, thờ cúng người đã khuất.