CÁCH THÚC THỜ CÚNG GIA TIÊN: Tại sao có lễ cúng cơm trong 100 ngày?

Tại sao có lễ cúng cơm trong 100 ngày?

Gia đình Việt Nam nhà nào cũng vậy, mỗi ngày có hai bữa cơm là giờ phút đầm ấm nhất. Trong nhà có người về muộn, mọi người cũng cô chờ về ăn cơm một lúc cho vui vẻ, đầm ấm. Con cháu cầm bát cơm lên, trước hết mời ông bà, cha mẹ, chờ ông bà, cha mẹ rồi mới bắt đầu mối dám ăn. Có nơi xới bát cơm lần thứ hai còn mời nữa. Nếu có khách, trưốc khi buông bát đũa đứng dậycòn phải xin phép và mời khách tiếp tục xơi cơm. Cuộc sống gia đình đang vui vẻ, êm đẹp như vậy, váng mặt trong bữa cơm còn nhắc, huống chi vĩnh viễn đi xa. Do đó, trưóc bữa ăn người thân dâng lên bàn thờ một bát cơm úp, một vài món ăn bình thường, nhà ăn thứ gì cúng thứ đấy, thường là tinh khiết, không đòi hỏi cầu kỳ, nhà nghèo thì lưng cơm, đĩa muôi cũng xong.
Thắp hương xong, dựng đôi đũa vào giữa bát cơm, có rượu thì rót chén rượu. Khấn vái xong cũng rót chén nước.

Thờ cúng vong linh cũng giông như đang sốhg, cũng là để thoả nguyện tâm linh, “Lấy câu vận mệnh khuây dần nhớ thương”.
Nhưng tại sao lại cúng 100 ngày? – Cùng tuỳ địa phương, có nơi chỉ cúng 49 ngày (tức là lễ chung thất). Theo thuyết của Phật giáo: qua 7 lần phán xét, mỗi lần 7 ngày đi qua một điện ở âm ty(tức 1 tuần, nhưng không phải tuần lễ theo dương lịch); sau 7 tuần vong hồn đã siêu thoát. Có nơi cúng hết 100 ngày (tức lễ tốt khốc nghĩa là thôi khóc). Theo giải thích của các cụ ngày xưa thì thời gian này âm hồn vẫn còn phảng phất luẩn quẩn trong nhà chưa đi xa.
Chúng tôi cho rằng, phong tục này có căn cứ khoa học: Theo thuyết Thần giao cách cảm, ngoài điện trường vật lý đã được ứng dụng trong thực tiễn, còn có điện trường sinh học. Những cá thể có cùng tần số’ cảm ứng trong điện trường sinh học, mặc dầu ở cách xa nhau rất xa vẫn nhận được những nguồn thông tin của nhau.

Các nhà khoa học đã vận dụng những phát triển đó đê giải thích về điềm, về giấc mơ, về những biểu hiện tâm, sinh lý bất thường khi thân nhân (có thể cách nhau rất xa về không gian) có cùng tần số điện trường sinh học có sự biên bất thường. Người ta bảo chết là hết. Nhưng, chết chưa phải là đã hết khi người chết còn tồn tại trong tâm chí người sông. Sau khi chết, tim ngừng đập, máu ngừng chảy, thần kinh cảm giác ngừng hoạt động, vỏ não chưa bị huỷ, xung quanh hiện trường phát từ não vẫn chưa ngừng phát sóng. Lốp đất dày không ngăn được sóng điện vật lý hay sóng điện sinh học. Cá thể sông có tầ n số điện trường sinh học tương ứng vẫn tiếp nhận được tín hiệu, do đó hiện tượng báo mộng chưa h ẳn là vu vơ, không đáng tin. Phải chăng vì lẽ đó m à các cụ cho rằng âm hồn còn phảng phất, chưa siêu thoát.

VĂN KHẤN LỄ CÚNG CƠM

Kính lạy: – Đức Đương niên bản cảnh Thành hoàng chư uị Đại vương!

– Đông trù Tư mệnh Táo phủ thần quân! – Chư vị gia tiên cao tằng tổ tỷ!

Hòm nay là ngày… tháng… năm………(âm lịch)

Con trai trường là…………………………………. vâng theo lệnh của mẫu (hoặc phụ) thân và các chú, cùng các anh chị em dâu, rể, con cháu nội – ngoại kính lạy.

Nay nhân ngày lễ cúng cơm cổ truyền, Kính dâng lễ mọn, biểu lộ lòng thành.

Trước linh vị của…………………………

Xin kính cẩn thưa rằng: Nhân sinh tại thế, Hoạ mấy người sông chín, mười mươi, Đôi ba mươi năm cũng kể một đời, Song, vận số biết làm sao được. ơn mẹ cha đạo cả sinh thành, đêm ngày dạy dỗ: Đường ăn, nếp ở, việc cửa việc nhà.

Cho trọn vẹn dường đi trầm môi.

Bỗng đâu gió cả, phút bẻ cành mai, Hoa lìa cây, rụng cánh tơi bời, Yến lia tổ, kêu xuân vò võ.
Từ nay: trăng lặn sao dời, hồn đã biến về nơi Tây Trúc.

Từ nay lấy ai chăm sóc cháu con, Ngày chầy sáu khắc, đêm vắng năm canh, Tưởng thấp thoáng bóng hình trên khói.
Hết đợi thôi chờ, nắng hồng giá lạnh…

Nhớ nơi ăn, chôn ở, buồng nằm Như cắt ruột, xé lòng con trên trần thế.
Mấy dòng kể lể.

Chiêu hồn về than thở nguồn cơn.

Cầu anh linh phù hộ cháu, con.

Cầu Thần Phật độ tri, cho vong hồn siêu thoát…

Than ôi! Thượng hưởng!

Viết một bình luận