TỔNG QUÁT VỀ KHUÔN MẶT TRONG: TỨ ĐẬU

Vị trí của Tứ Đậu: NHÂN TƯỚNG HỌC

Đậu là một từ ngữ Trung Hoa chỉ mương nước, chỉ có nước chảy. Tứ Đậu là 4 dòng nước chảy bao gồm: Giang, Hà, Hoài, Tế. Cả 4 chữ trong ngôn ngữ Trung Hoa in đều có nghĩa chung là dòng sông. Cũng vẫn cái lối mượn thiên nhiên để ví vào con người cho dể hiểu nên người Tàu, trong lãnh vực diện tướng học, đã địa lý hóa 4 bộ phận: Tai, Miệng, Mắt, Mũi thành ra Giang, Hà, Hoài, Tế.

– Mũi có tên riêng là Tế Đậu – Mắt có tên riêng là Hoài Đậu – Miệng có tên riêng là Hà Đậu

– Tai có tên riêng là Giang Đậu Tại sao 4 bộ phận trên được ví như 4 dòng nước?

Sách xưa đã giải thích lối hình dung này như sau:

Nước lúc nào cũng chảy về biển. Bộ óc được ví như biển. Bộ óc là nơi tập trung các tiếp thu của Tai, Mắt, Mũi, Miệng như biển gôm nước của 4 dòng sông, cho nên bộ óc được gọi là não hải, còn Mắt, Mũi, Tai, Miệng được gọi là Tứ đậu.

Viết một bình luận