Sự khuyết hãm của Ngũ Nhạc: NHÂN TƯỚNG HỌC

TỔNG QUÁT VỀ KHUÔN MẶT: NGŨ NHẠC 

Ngoài 3 khuyết điểm căn bản kể trên chung cho Ngũ Nhạc (quân sơn vô chủ, cô phong vô viện, hữu viện bất tiếp) mỗi Nhạc còn phải có những khuyết
điểm sau đây: * Nam Nhạc: Bị coi là khuyết hãm khi mí tóc lởm chởm, tóc mọc quá thấp khiến trán thành thấp, tóc mọc che lấp 2 bên khiến trán thành hẹp, trán có loạn văn như dấu vết bò, xương đầu không đắc cách, xương trán lồi, Ấn Đường có sát Khí, trán có vết hằn một cách bất thường * Trung Nhạc: Bị coi là khuyết hãm khi Sơn Căn bị gãy, có hằn, mỏng manh, có nốt ruồi, sống Mũi bị thương tích thành sẹo, lệch, lồi lên lõm xuống, lỗ Mũi bị lộ và hướng lên trên, Mũi nhỏ và ngắn, 2 cánh Mũi không nổi cao.

Bị coi là khuyết hãm tương đối khi chỉ có Mũi rất cao, rất tốt mà bốn bộ phận khác thuộc Ngũ Nhạc quá thường (cô phong vô viện) chủ về nghèo khổ phá tán, thành bại thất thường. * Đông và Tây Nhạc: Bị coi là hãm khi 2 quyền bị lõm xuống, nhỏ và nhọn, trơ xương, có nhiều vết sẹo hay nốt ruồi tàn nhang rõ rệt, quyền thấp hoặc có diện tích nhỏ mà không có Khí thế (không có xương ăn thông sang khu vực Tai), Lưỡng Quyền cao thấp không đều… * Bắc Nhạc: Bị coi là hãm Khí xương quai hàm nhọn, hẹp, Cằm lệch, Miệng túm, Môi dày mỏng không đều, không râu ria, có các nốt ruồi xấu, râu vàng và khô, Nhân Trung nông cạn hoặc lệch và mép Miệng trề xuống. . .

Nếu mỗi Nhạc tránh được khuyết điểm cơ hữu kể trên, và nếu cả 5 Nhạc triều củng thì goi là Ngũ Nhạc đắc cách.

Viết một bình luận