CÁC VẰN TRÁN VỀ: NHÂN TƯỚNG HỌC

TỔNG QUAN VỀ KHUÔN MẶT: TRÁN

Các vằn trán chỉ có tính cách phụ đới và không mấy ý nghĩa về phưưong diện mạng vận khi quá tuổi trung niên. Nhưng nếu trong tuổi Thanh niên mà vằn trán xuất hiện rõ rệt thì đó lại là điềm đáng lưu ý. Do đó những vằn trán nói ở đoạn này chỉ có nghĩa nhiều đối với tuổi Thanh xuân mà thôi.

Đứng về phương diện quan sát phổ thông, đại đa số ngươì Á-Đông thường có 3 vằn trán và tướng học khi khảo cứu về vằn trán đã dựa vào đa số kể trên. Ba vằn trán tính từ trên xuống dưới là: Thiên văn, Nhân văn, Địa văn với các ý nghĩa tương tự như sau:

– Thiên văn: chủ về tôn trưởng, người trên

– Nhân văn: chủ về bản thân

– Địa văn: chủ về thuộc hạ, những người dưới mình.

Bởi vậy theo tướng học Á-Đông, 3 vằn trán xuất hiện rõ ràng không đứt đoạn tưưong xứng đoạn tương xứng và có chiều hướng đi lên được coi là các tướng vì dung hòa được cả 3 yếu tố: sự nổ lực của bản thân, sự giúp đỡ của người trên, kẻ dưới.

Trường hợp 3 vạch ngang không bình thường lên cũng được xem là cát tướng nhưng thứ bậc kém hơn.

Bất cứ đường nào thuộc về Thiên văn, Nhân văn, Địa văn đều phải dài, rõ, không đứt đoạn và vắt ngang trán mới được xem là hợp cách. Thiên văn rõ ràng tươi đẹp chứng tỏ mạng vận lúc nhỏ thường được tôn trưởng, thương yêu giúp đỡ, ra đời được thượng cấp quí mến. Nhân văn hợp cách trong một khuôn khổ chung hoàn hảo của trán, biểu thị vận mạng, công danh của người đó đều do dự họ khai sáng, không nhờ cậy vào ai. Địa văn rõ ràng và dài hợp cách chủ về kẻ đó được những người dưới tay tận tâm giúp đỡ mà nên sự nghiệp.

Ngươc lại Thiên văn không rõ ràng là kẻ không được người trên hổ trợ, Nhân văn không rõ ràng hoặc đứt đoạn là kẻ tính tình cáu kỉnh, hay gây gổ, Địa văn không ra gì thì kẻ đó khó cùng người dưới hợp tác chân thành.

Dưới đây là ý nghĩa và sơ đồ của một số các vằn trán thường có:

* Có đủ cả ba đường nhưng hoặc Thiên văn hay Nhân văn hay Địa văn không song hành (h. 20/3 và h. 20/4)thì kẻ đó sẽ gặp hoặc người trên hoặc kẻ dưới không giúp ích gì được cho mình, đôi khi còn gây rắc rối nữa.

* Cả ba đường đó rõ, hợp cách nhưng có một đường thẳng từ Ấn Đường chạy lên cắt đứt như hình chữ vương (h. 20/5) được coi là một dấu hiệu tốt chủ về trí tuệ thông minh khoát đạt, ý trí kiên cường, nhưng đứng về mặt vợ chồng: bất hòa dễ đưa đến đổ vở vì Nhân văn tạo thành với đường thẳng đó một hình chữ thập, tượng trưng cho sự phu thê ly tán.

* Chỉ có đường Nhân văn rất dài, sâu mà không có Thiên và Địa văn: Chủ về huynh đệ bất hòa, ở chung một mái nhà dễ gây xung đột, đối với vợ, kẻ đó cũng thường hay gây gổ. Nếu cả hai vợ chồng đều có loại vằn trán này thật là đại bất hạnh trong cuộc sống lứa đôi (h.20/6).

*Chỉ có Thiên, Địa văn mà không có Nhân văn hay có mà quá mờ nhạt, ngắn: chủ về kẻ đó dễ bị những người xung quanh chi phối (h.20/7)

* Vằn trán như vết rắn bò (xà hành) có thể liền (h.20/8) hoặc đứt đoạn chủ về tuổi ấu thơ bị nhiều nghịch cảnh, không được hóa thuận với tôn trưởng, thân thể suy nhược, tư tưởng bi quan. Đối với đàn bà, chỉ dấu trên càng có ý nghĩa sâu Sắc hơn.

*Vằn trán hình hạc (h.20/9) vì trông tương tự như chim hạc đang bay là dấu hiệu của kẻ lãnh đạm với danh lợi vật chất, chỉ thích suy nghĩ, thần kinh suy nhược, kém giao tế. Trong nhãn quan của nữ giới, đàn ông có vằn trán hình hạc là kẻ rất lãnh đạm với thú vui chăn gối.

Viết một bình luận