THẦN, KHÍ, SẮC VÀ KHÍ PHÁCH
Thử phác hoạ ý niệm “Thần”: “Thần”là một khái niệm căn bản của tướng học Á Đông, nhưng lại là một ý niệm rất khó diễn tả. Một phần vì người xưa học tướng theo lối tâm truyền, lấy trực giác và kinh nghiệm để lĩnh hội dần dần nên không cần và có thể nói là không thể diễn tả đầy đủ, một phần là nếu vài ba cuốn tướng học cổ điễn tả thì lối diễn tả đó vừa mơ hồ vừa huyền bí khiến người đọc bị hoang mang như lạc vào mê hồn trận. Thật sự, bản chất của thần không có gì là hoang đường, cũng không đến nỗi khó lĩnh hội cho lắm. Đến giúp độc giả hiểu được ý niệm thần trong tướng lý Á Đông, soạn giả cố gắng phác họa lấy ý miệm thần theo một khảo hướng thực tiễn, ngược lại với lối diễn tả huyền bí của sách vở cổ điển bằng cách đưa ra nhiều ví dụ cụ thể trước khi đi vào phần định nghỉa lý thuyết.
Trong đời, hẳn mọi người đều có dịp quan sát lắm cặp Mắt có nhãn lực đặc biệt khó quên. Nhãn lực đó khi đầy ác khiến kẻ nhìn phải khiếp sợ, có khi đầy vui tươi khiến kẻ nhìn quyến luyến. Những loại ánh Mắt đó gọi là ánh Mắt có thần. Ngược lại, cũng có nhiều đôi Mắt ảo não, xa xăm, lờ đờ, thiếu sinh lực, hoặc không gây một cảm giác nào cho người quan sát: đó là những ánh Mắt thiếu thần.
Có những tư thế đi, đứng, ngồi chững chạc, ổn trọng tự nhiên, tạo một cảm giác uy nghi khả kính: đó là những tác phong có thần.
Có nhiều giọng nói chanh chua gây tức giận, hoặc hùng hồn làm cho hân hoan phấn khởi, hoặc trong trẻo, êm dịu truyền cảm, khiến người nghe như bị thu hút bàng hoàng: đó là hợp Âm Thanh có thần.
Một phụ nữ nhan Sắc có hấp lực lôi cuốn sự chú mục không ngừng, khiến mọi người phải nhìn, nhìn hoài không chán, hoặc lúc nhìn mà động lòng ham muốn hay tấm tắc khen ngợi: đó là nhan Sắc có thần.
Cũng có phụ nữ không mấy xinh đẹp nhưng cách đi, cách đứng, giọng nói, nụ cười đều toát ra vẻ thùy mị, đoan trang khiến con người sinh lòng cảm mến cũng là loại người có thần.
Trong đoàn vũ công dang biểu diễn, có người diễn xuất nổi bật hơn hết khiến cho khán giả thấy được ý nghĩa của điệu vũ qua cử chỉ, vũ công đó có thần trong điệu vũ Những cụ già dù gần đất xa trời, nhưng vẫn còn đầy vẻ quắc thước, nghiêm phong, dũng liệt là những kẻ có thần.
Những trẻ em nhìn vào là thấy ngay tướng thông minh, đĩnh độ cũng là hạng người có thần.
Những ví dụ trên cho thấy thần được biểu lộ không những ở đôi Mắt mà còn trên toàn thể khuôn mặt, trong phong thấy, giọng nói, nụ cười, trong thế cử động và cả trong thế bất động của con người nữa. Thần được phát lộ rõ rệt nhất lúc vui, lúc hứng, lúc giận, lúc sợ, lúc ham muốn, lúc cãi cọ. Lúc thuyết phục, lúc đấu võ, lúc đánh kiếm.
Tóm lại, bất cứ lúc nào con người thoát khỏi trạng thái bình thường mà toát ra những nét khác biệt kẻ phàm, trong ánh Mắt, tướng đi, đứng, nằm, ngồi, cười thì đó vẫn là người có Thần. Chính trong trạng thái bình thường ta thấy thần khó được lý hội nhất. Người xem tướng bao giờ cũng gặp phải đối tượng và trạng thái này.
Những ví dụ và sự diễn tả trên cho phép ta định nghĩa thần như sau: Thần là Âm hưởng nhận thức được trên các nét tướng con người, là tiếng dội trong tâm hồn người xem tướng của những nét tướng quan sát được, chỉ những nét tướng nào tạo được những cảm giác, cảm tướng, cảm xúc, dư âm trong tâm tư người xem tướng thì mới là những nét tướng có thần. Trái lại, những nét tướng nào không có ý nghĩa, không gây một chấn động nào trong tâm tư, không có gì khác biệt với thiên hạ là những nét tướng thiếu thần. Những nét tướng lộ thần rõ rệt (như sát Khí trong ánh Mắt, sự thô bạo của cử chỉ, tiếng nói lớn, giọng cười to) thì bất cứ người phàm nào cũng quan sát được.
Nhưng có những nét tướng không lộ thần một cách rỏ rệt đối với người phàm thì chỉ có nhà tướng thuật thượng thừa mới tra xét được thần Khí mà thôi. Như thế, quên chuẩn nhận thức thần là trực giác riêng của thần tướng.
Đây hiển nhiên là tiêu chuẩn hết sức chủ quan và cá biệt. Việc khảo sát thần sở dĩ khó là vì lý do, và sự khác nhau giữa các nhà tướng chính cũng vì nguyên nhân trên.
Đề định nghĩa giản dị hơn, thần là tinh thần. Đó là nguồn động lực tiềm ẩn trong con người, kết tinh từ sự ham muốn, từ ý chí, từ nghị lực, từ tình cảm, từ trí tuệ, từ huyết thống, từ văn hóa được phát lộ ra ngoài, ít hay nhiều, mạnh hoặc yếu.
Nó có thể tiềm ẩn hoặc phát lộ, khang kiện hay suy nhược. Xem thần là xem tinh thần, xem nội tâm, xem phần chân tướng bên trong qua những nét phát biểu ra ngoài. Thường khi cái bên ngoài không gói ghém hết cái sinh động và uẩn khúc bên trong.
Vì vậy, thuật xem tướng bao giờ cũng phải cố gắng thấu đáo nội tâm thì mới đạt tiêu chuẩn. Đó là lý do tại sao khảo sát Thần phải bằng Mắt chưa đủ mà phải dùng đến tâm để tìm hiểu tâm. Cái khó của việc quan sát Thần là ở chỗ đó. Cái vi điệu cũng từ đó mà ra.