Tương quan giữa Mắt và cá tính: nhân tướng học

CÁC Ý NGHĨA CỦA MẮT

1. Tàn ác hiểm trá:

Mắt lộ “phù quang” nghĩa là ánh mắt lúc nào cũng sáng sủa đều đều một cách buồn tẻ như Mặt trăng, đồng thời hai viền mắt đỏ học là loại Mắt sát nhân. Kẻ có loại Mắt này tâm tính gian trá, độc ác. Khi tới vận hạn về Mắt (từ 35 đến 49 tuổi) rất dễ gặp tai họa Kẻ Mắt lớn, tròn, lộ hung quang là kẻ tâm tính hung bạo dễ đưa đến việc tụng, ngục. Khi đến vận hạn của Mắt dù ở địa vị cao quý cũng khó tránh khỏi nguy hiểm. Do ở điểm Mắt lộ thì xấu, nên sách Nguyệt hạ động trung kinh khuyên: ” Mạc giao nhãn đội, vãng vãng kiến tai họa” (chớ giao lưu với kẻ Mắt lồi vì luôn luôn có tai họa xảy đến)

2. Hung ác:

Ngoại biểu của cá tính này là Mắt hình tam giác. Tướng pháp có câu: “Mắt tam giác ẩn tàng độc hại”. Đầu óc của hạng người có Mắt tam giác luôn luôn bị ám ảnh bởi tư tưởng: “hại nhân tổn vật”. Nếu là đàn bà thì khắc phu hại tử.

Bàn về đàn bà có Mắt này sách Nhãn luận đại thống phú có viết: “Đàn bà có Mắt tam giác thường hay cáu kỉnh làm hại đến mạng chồng”. Mắt tam giác có hình như lưỡi dao nên còn gọi là Sát phu chi dao.

3. Tâm hồn bất định nông cạn:

Tâm hồn bất định, hay nghi kỵ, kiến thức nông cạn, cố chấp được thể hiện ra ngoài bằng ánh mắt dao dác. Loại mắt này trong lúc đàm thoại hoặc trầm ngâm thường hay nhướng mắt chuyển động nhãn cầu để quan sát mọi người, mọi vật trong khi đầu cổ vẫn cố định.

Khuôn mắt ở khoảng giữa bị thu hẹp lại, là biểu hiện của kẻ tuy kiến văn rộng rãi nhưng tính tình ưa gây gổ, khích bác, mỉa mai, nên thường gây ác cảm với người kế cận. (hình51) Kẻ có loại mắt này khó có nổi yếu tố nhân hòa.

So với Mắt nhỏ thì thì Mắt lớn có tướng tốt hơn, nhưng nếu quá lớn thì lại là kẻ có dũng khí nhưng phóng túng. Trong khi hành động hay va chạm và dễ dẫn đến bại vong.

Trái lại, mắt nhỏ và khuôn mắt sâu: tính tình tiêu cực, chấp né hoặc ngoan cố không đủ ý chí và tự lực để thực hành sở nguyện Tóm lại: quá lớn hay quá nhỏ đều là cực đoan, vì thái quá tương đương với hậu quả bất cập, đều đưa đến sự mất quân bình, không phải là loại tướng tốt.

– Nhìn người mà ánh mắt long lanh, nhãn cầu như lồi ra ngoài là kẻ có dục tính mãnh liệt.

– Mắt hôn ám, nhìn người mà hay liếc xéo là người có tâm địa bất chính, ý chí khiếm khuyết hay xuẩn động

– Khuông mắt nhỏ và ngắn: tính tình ngu độn kiến văn nông cạn.

– Mắt nhìn mà lộ ra sắc giận là kẻ nóng nảy, hiếu thắng, ưa cạnh tranh.

– Phần lòng trắng nhiều tròng đen ít là kẻ tính tình hung hiểm, bạc bẽo, và ngu độn, kết cục ít khi được tốt lành.

– Khi nhìn người ánh mắt trừng trừng như muốn nhìn xuyên quy y phục kẻ đối diện là biểu hiện cua tâm tính độc hại, thô bạo.

– Tròng mắt có những vết nhỏ hoặc chấm tia hay đỏ thì dù nhìn thoáng qua có vẻ trung hiếu, ôn nhã mà kỳ thực trong lòng đầy dẫy nhưng âm mưu quỷ kế hung hiểm. Vậy khi quan sát Mắt phải hết sức chú ý đến điểm này để đề phòng kết giao lầm lạc nguy hại đến bản thân.

– Hai mắt lớn nhỏ không đều là kẻ hay sử dụng gian kế, vui giận bất thường.

– Mắt tam bạch tứ bạch biểu hiện tâm tính gian ác. Có thể thông minh tùy theo mắt sáng hay không nhưng bạc tình bạc nghĩa.

– Hai mắt nhỏ dưới mức bình thường là xấu nhưng thần quang sung túc thì lại là kẻ có tiểu xảo, chỉ biết lưu tâm đến lợ ích thiển cận nhãn tiền, tự mãn dễ dàng với kết quả tầm thường.

– Nhãn cầu có màu sắc vàng sậm mà thiểu vẻ bóng bảy, thì thiên tính kiêu ngạo hay khinh thị người khác.

– Phía đuôi mắt (Ngư Vĩ) có đường cong hướng vòng lên trên như hình móc câu (h25) là kẻ tính nết ngoan cố có nhiều thiên kiến. Nếu không tu dưỡng tinh thần nếu gặp nghịch cảnh dễ biến thành điên loạn.

– Nhãn cầu thường hay di động từ dưới lên trên hay từ trên xuống dưới là kẻ hay bồn chồn nóng nảy, làm việc gì cũng muốn gấp rút do đó thường hay hỏng việc.

– Ngư Vĩ mà cuốn thành hình tròn, là biểu thị cho tính nết thiếu thành tín. (h53)

– Đầu mắt (long cung) tròn mà đuôi mắt (Ngư Vĩ) nhỏ và nhọn là kẻ ưa hư trương. Muốn hùng hổ nhưng trong lòng thiếu thiện đảm lượng, dám nói mà không dám làm (h54). Muốn biết rõ sự thiếu đảm lượng cần quan sát thêm các bộ vị khác trên mặt.

– Bình thường khuôn mắt nhỏ bé nhưng bất chợt có lúc khuôn mắt mở rộng hẳn trong hình dáng lúc đó mắt hoặc như tam bạch hay tứ bạch là biểu hiện kẻ có dã tâm nguy hiểm.

– Đồng tử quá lớn gần chiếm hết cả tròng đen là kẻ đại gian hùng, cần phải hết sức đề phòng khi tiếp cận.

– Mắt pha sắc tía là biểu hiện của kẻ thô bạo, kiến thức nông cạn. Đối với loại người này không thể dùng lý lẽ cao xa hay nhún nhường để tiếp cận được.

– Phía dưới mắt có các gân dọc là kẻ có tâm địa không được chính định.

– Khuôn mắt nổi cao phần giữa (h55) là biểu hiện trí óc thiển cận, dễ giận vu vơ vì những lý do nhỏ mọn không đáng kể.

– Tròng mắt (bất kể đồng tử hay lòng trắng có điểm đen ăn xuống là biểu thị tâm hồn gian trá: đối với người ưa dùng mưu kế, xảo thuật hơn là tâm thành, ưa lợi dụng hơn là xả thân.

– Lòng trắng ngả sang màu vàng nhạt hoặc ánh mắt lúc nào cũng long lanh như nước mùa thu là Mắt dâm đãng.

– Tròng mắt pha màu hồng, đồng tử màu vàng thay vì màu đen là kẻ có nội tâm độc hại khôn lường. Đầu óc lúc nào cũng chỉ muốn hại người. Đối với họ hại người là một nhu cầu, một thứ bệnh tâm linh.

4. Tâm hồn trầm ổn, tuấn dật:

Cá tính trên được biểu hiện ra ngoài bằng hai đặc trưng:

* Thần khí thanh tú: Đồng tử sáng ngời không nghiêng lệch không lồi ra, nằm ngay chính giữa nhãn cầu, tròng đen lòng trắng rõ rệt.

* Hiển xuất tinh quang: Mắt có ánh sáng tự nó tỏa ra như vẻ sáng của tinh tú, không lộ liễu tinh anh, không lờ mờ hôn ám Theo Đạt Ma sư tổ: cặp Mắt quý nhất (quý ở đây là đẹp, thanh nhã thần khí sung túc) phải đồng thời hội đủ 7 điều kiện dưới đây:

a. Tú nhi chính (đẹp và ngay thẳng): Tú là vẻ sáng đẹp và êm đềm.

Chính là ánh mắt ngay thẳng không nhướng lên, không liêc xéo, vừa khoan khoái vừa oai nghiêm. Tú chỉ hình dáng, chỉ tính chất.

b. Tế nhi trường(hẹp mà dài): cả hai yếu tố trên đều phải hội tụ cùng một lúc. Nếu chỉ có bề ngang là hẹp không thôi là kẻ tiểu xảo. Nếu chỉ có bề dài mà bề ngang không thu hẹp thì là Mắt ác.

c. Định nhi xuất (trầm ổn mà có vẻ sáng): Ánh mắt an định thu tàng nghĩa là có vẻ sáng nhưng vẻ sáng đó không lộ liễu. Nếu không có vẻ sáng thì là người ngu độn. Chữ “xuất” ở đây là thần khí hiện ra vừa đủ.

d. Xuất nhi nhập (rõ ra mà lại thu vào): sáng để người thấy rõ mà không lộ liễu là Mắt có thần. Nhưng không cần mà không thu tàng ánh mắt được thì đó là kẻ “lộ thần” biểu hiện cho sự phóng đãng.

e. Thượng hạ bất bạch (phía trên và phía dưới nhãn cầu không được lộ lòng trắng): tròng đen tối thiểu phải tiếp xúc với hai mi mắt. Kẻ mà mắt lộ tam bạch phía trên thường hay gian trá, lộ tam bạch phía dưới thường mắc hình thương

f. Thi cửu bất thoát (nhìn lâu mà không chớp mắt): có điều kiện này là kẻ có thần khí đầy đủ, cơ thể khỏe mạnh thần trí vững vàng. g. Ngộ biến bất mao (gặp biến cố không mờ): kẻ gặp nguy nan bất chợt mà không hoảng hốt, vẫn giữ nguyên được thần sắc là kẻ “thần bất loan” (điềm tĩnh). Đó là đặc trưng của thần khí đầy đủ, hãm dưỡng cao siêu.

Hiện nay hầu hết tác giả về tướng đều công nhận là cặp Mắt là nơi giúp chúng ta phát hiện phần lớn cá tính chính yếu của con người. Do đó, để giúp
độc giả phần nào biết được cá tính của kẻ đối diện qua cặp Mắt của họ, soạn giả đúc kết những điều quan sát được về Mắt thành một “biểu nhất lãm” sau đây:

– Đồng tử (con ngươi) tính khiết, sáng sủa; tròng đen, lòng trắng phân biệt rõ ràng nhưng Ngư Vĩ bị khuyết thì tuy bản tính thông tuệ nhưng ham thích rượu chè.

– Tròng đen nhiều lòng trắng ít là biểu hiện thông minh nhân hậu

– Tròng đen lớn chí khí cao

– Tròng đen lớn, Mắt sâu biểu hiện chí khí cao thâm, đại lượng, khai phóng. Loại người này không chịu trói buộc trong khuôn thức cổ truyền, có tính tự tin cao và thiên lương.

– Tròng đen lớn, ánh mắt khi nhìn người thì nhìn thẳng kẻ đối diện, là kẻ tính nết đoan chính không thích điều ta vay.

– Ánh mắt sáng sủa có thần, khuôn mắt phía dưới đầy đặn, là kẻ có tính nhẫn nại biết cương nhu tùy lúc. Đó là kẻ có khả năng trí tuệ, có khả năng biến cải vận xấu thành tốt.

– Khi nhìn mà ánh mắt thẳng vừa hòa vừa nghiêm, khiến người đối diện không dám nhìn thẳng vào mắt là dấu hiệu của “tinh thần sung túc”

– Đồng tử tròn lớn ngay ngắn, đứng giữa tròng đen là tướng mắt của người hiển minh.

– Tròng mắt đen, lớn và nhuận là của kẻ hiểu lễ

– Mắt đẹp sáng sủa là biểu hiện tâm hồn cao thượng, quân tử không tỵ hiềm.

Viết một bình luận