Tương quan giữa Miệng và Phú quý, bần tiện trong nhân tướng học

MÔI MIỆNG VÀ KHU VỰC HẠ ĐÌNH: CÁC Ý NGHĨA CỦA MÔI VÀ MIỆNG 

Nói một cách tổng quát Môi Miệng có khí sắc hồng nhuận được xem là quý, màu đen, hoặc xanh xám, hoặc trắng bệch là triệu chứng tâm hồn độc hại; màu vàng thô xạm (trông như màu vàng vỏ cây khô héo) với màu vàng tươi và bóng bảy. Kẻ mà quanh Miệng hiện ra màu vàng tươi lại là cát tướng báo trước việc hoạch tài hoạch lộc. Ngoài ra Miệng phải cân xứng, hai Môi phải có vạch dọc tướng xứng mới coi là hoàn toàn cát tướng.

1. Tướng Phú quý:

– Miệng ngay ngắn Môi không quá dày và cũng không quá mỏng; đầu lưỡi có vạch dọc hoặc đầu lưỡi vuông; khóe Miệng ngang hoặc hướng lên trên là tướng giàu.

– Miệng lúc ngâm lại thì nhỏ nhưng Lăng Giác phân minh; lúc há ra thì lớn, hình thể cân xứng, dầy mỏng thích nghi thì là tướng Miệng của người đại quý hiển trong xã hội

– Miệng ngay ngắn không túm lại có sắc hồng tươi của màu hoa sen; hoặc đỏ sẫm như son tàu, hình dạng Miệng như chữ Tứ, Miệng trâu là hạng người phú túc, không sợ đói rách.

– Miệng rộng không thiên lệch, lưỡi mỏng là tướng kẻ thích cuộc đời phóng túng và đủ ăn mặc tuy không giàu có lớn.

2. Tướng bần tiện

– Miệng chẩu ra, hai Môi túm lại, lúc nào cũng có dạng như người đang thổi lửa là tướng người hậu vận bần hàn, từ trung niên trở về sau khó tránh được đói rét.

– Hai Pháp Lệnh (đó là lằn chạy từ hai cánh xuống phía dưới, thường thì Pháp Lệnh bao quanh Miệng) nếu cong vòng và có khuynh hướng nhập chung với hai khoé Miệng là tướng của lẻ chết vì đói rách. Đây là loại tướng tối kỵ trong tướng học, dù nhất thời có thể sang giàu, nhưng chung cuộc không tránh được cảnh chết đói.

– Kẻ mà mỗi khi mở Miệng hoặc đàm thoại để lộ cả chân răng (lộ xỉ) là loại tướng suốt đời khốn đốn vì sinh kế.

– Miệng nhỏ, Môi thâm, đầu lưỡi quá lớn so với Miệng, là tướng nghèo khổ, suốt đời không có cơ hội may mắn.

– Chưa nói mà Môi tự nhiên mấp máy, không người đối thoại mà vẫn lẩm bẩm trong Miệng không phát ra tiếng là tướng nghèo hèn, suốt đời vất vả.

– Bất kể là Miệng loại gì, hình dạng cấu tạo ra sao, hễ có khóe Miệng rủ xuống đều bị xếp vào loại tiện tướng.

Tuy nhiên, ở đây còn một điểm cần nêu lên là Răng trong phần luận tướng Miệng cũng đóng góp một vai trò khá quan trọng. Nếu Môi, Miệng, và Lưỡi thuộc loại hung tướng mà có bộ Răng thuộc loại cát tướng thượng cách thì sự bần hàn hoặc cá tính xấu xa bị giảm thiếu đáng kể.

Trái lại loại tướng Miệng thuộc về cát tướng nếu bị khuyết điểm về Răng thì những cái hay, cái tốt cũng bị tiêu giảm rất nhiều. Dẫu vậy, răng là một loại bộ vị rất khó quan sát, một phần vì nó ở kín trong Miệng, một phần là số lượng răng của mỗi người rất khó ước lượng, chỉ vì có chính đương sự mới thực sự biết Miệng có bao nhiêu răng mà thôi, điều này có lẽ cũng chẳng mấy nguời để ý tới. Bởi vậy về phần răng, soạn giả chỉ sơ lược những nét chính coi như phần phụ đoán về Môi và Miệng. (Lúc đàm thoại không nên để người đối thọai quan sát được lợi răng) Cát tướng về Răng

a) Răng đều đặn, trắng ngà và ngay thẳng.

b) Số lượng răng càng nhiều càng tốt.

Theo sự tin tưởng từ người xưa của người Á đông thì các tay trắng lập nên đế nghiệp có từ 34 đến 36 răng. Người có phúc được hưởng tước lộc có từ 32 đến 34 cái răng. Kẻ bình phàm có khoảng 30, còn kẻ thứ dân, hạ tiện thì 28 răng. Về màu sắc thì răng đều, từ 32 trở lên, màu như ngọc trai thì con đường khoa hoạn rộng mở, mọi sự hanh thông, hình dạng răng như hạt lựu thì chức vị cao quý phước lôc miên trường, sắc trắng như bạc và dài, đều hàng như sống kiếm vừa quý vừa sống lâu. Răng đen xạm tự nhiên là tướng kẻ bần hàn yểu mạng.

Hung tướng về Răng

– Răng màu đen xạm, lớn nhỏ trái lẽ tự nhiên. – Hình dáng lởm chởm, cao thấp không đều, kẽ răng cách quãng bất nhất. – Răng nhọn đầu và mọc lộn xộn không đúng hàng lối tự nhiên. – Bằng hay ít hơn số tối thiểu nghĩa là 28 răng.

Viết một bình luận