Vị trí của Ngũ Nhạc: NHÂN TƯỚNG HỌC

TỔNG QUÁT VỀ KHUÔN MẶT: NGŨ NHẠC 

Ngũ Nhạc là 5 dãy núi lớn trong địa lý học cổ điển Trung – Hoa. Người Tàu có thói quen so sánh mặt người với mặt đất của Trung nguyên nên đã địa lý hóa các bộ vị nổi bật nhất của khuôn mặt thành 5 danh hiệu của 5 dãy núi chính để rồi căn cứ vào hình dág, vị thế liên hoàn của chúng mà đán tương lai, quá khứ của con người.

– Trán tượng trưng cho dãy núi phía nam nên gọi là Nam Nhạc (tên riêng là Hoành Sơn)

– Cằm tượng trưng cho dãy núi phía bắc nên gọi là Bắc Nhạc (tên riêng là Hằng Sơn)

– Quyền trái tượng trưng cho dãy núi phía Đông nên gọi là Đông Nhạc (tên riêng là Thái Sơn)

– Quyền phải tượng trưng cho dãy núi phía Tây nên gọi là Tây Nhạc (tên riêng là Hoa Sơn)

– Mũi tượng trưng cho dãy núi chính ở trung ương nên mệnh danh là Trung Nhạc (tên riêng là Tung Sơn).

Viết một bình luận