Chúng ta sống vì điều gì nếu không vì mục đích giúp cuộc sống của những người xung quanh bớt phần khó nhọc? – George Eliot
Vừa tỉnh giấc, Don Schoendorfer đã vội vá bước xuống nền xi măng lạnh lẽo của ga ra. Lúc này là 4 giờ sáng. Nung nấu quyết tâm tạo ra một chiếc xe lăn rẻ nhất thế giới, người kỹ sư ở quận Cam, California này đã nhản nại dành 3 giờ mỗi ngày trước khi đi làm, cặm cụi bên bàn làm việc trong nhà xe chật chội của mình.
Đầu tiên, ông thử chế tạo một chiếc xe vái chỗ ngồi bằng vải bạt thông thường nhưng chất liệu để chế tạo nó quá đắt. Ông biết mình cần một chất liệu rẻ nhưng phải thật bền. Chiếc xe đó cần phải đủ khả năng vượt núi, băng qua đầm lầy, sa mạc và chống chịu được sức nóng thiêu đốt cùng cái giá lạnh tê buốt mà không cần phải bảo dưỡng nhiều.
Schoendorfer hiểu rằng thế giới này tồn tại vồ số những người nghèo sống với mức thu nhập thấp hơn 2 đô la một ngày và vì thế, một chiếc xe lăn của phương Tây giá hàng trăm, thậm chí hàng ngàn đô la là một điều xa xỉ mà trong mơ họ cũng không dám nghĩ tới.
Cuối cùng, ông đã tìm ra một chiếc ghế bằng nhựa dẻo màu trắng – một chất liệu khá dồi dào ở bất cứ đâu. Điều đó thật tuyệt vời. Ngay lập tức, Schoendorfer lao vào cuộc lùng tìm ghế nhựa, ông mua hàng loạt ghế nhựa giá 3 đô la một cái. Sau đó, ông lang thang khắp các cửa hàng Home Depot và Wal-Mart để tìm kiếm những lốp xe giá rẻ nhất, thậm chí là những chiếc đinh vít có giá cạnh tranh nhất.
Trong suốt những tháng ngày miệt mài lần tìm đó, hồi ức về con đường ở Ma-rốc 30 năm về trước cứ hiện về trong tâm trí ông. Vào năm 1977, ông cùng vợ là Laurie đã có lần dừng chân ở Tétouan – một thành phố nằm ở phía nam Ma-rốc; và trong cái nóng nực của buổi chiều ngột ngạt, ông nhìn thấy một người phụ nữ tật nguyền đang lê cơ thể yếu ớt qua đường, trông bà chẳng khác nào một con rán đang trườn đi.
Đôi bàn tay của người phụ nữ ấy dán chặt xuống đường để đẩy tấm thân nặng nhọc lết từng bước. Schoendorfer nhớ lại ánh mắt coi thường của mọi người đối với những người ăn xin ngoài phố, đặc biệt, những người tàn tật còn bị coi thường hơn. Trên con đường đầy bụi bặm đó, Schoendorfer đã tự hứa rằng mình phải làm một điều gì đó giúp đỡ những người tật nguyền như người đàn bà ấy.
Lúc này, ông đang láp hai chiếc lốp của Toys Us vào cặp bánh xe nhỏ bằng kim loại màu đen gán dưới chiếc ghế, đồng thời láp vòng bi vào chiếc xe. Người kỹ sư từng tốt nghiệp từ trường MIT cảm thấy mọi thứ có vẻ gán kết với nhau khá ổn. Khi ông đẩy chiếc xe quay tròn lần cuối cùng, ông thầm nhủ “Có lẽ thế này là được rồi “Cậu đã thành công rồi, Don ạ. ” – Mục sư của Schoendorfer thốt lên khi nhìn thấy chiếc xe nhỏ màu trắng. Trong chín tháng, Schoendorfer đã làm 100 chiếc xe lăn như vậy và ga ra của ông chẳng khác nào trung tâm chế tạo các thiết bị giả dành cho người tàn tật.
Vị mục sư đã gợi ý rằng anh có thể xin phép phái đoàn y tế của nhà thờ cho anh mang theo những chiếc xe này đến Ấn Độ trong thời gian sắp tới. Nhưng khi Schoendorfer tới dự cuộc gặp đầu tiên để lên kế hoạch cho chuyến đi, những người truyền giáo trong nhóm có vẻ không thích thú lắm: “Cậu nghi chi phí vận chuyển những chiếc xe này sẽ tốn khoảng bao nhiêu?” – Một người cất tiếng hỏi.
Tuy mất hứng và chán nản nhưng Schoendorfer vẫn tiếp tục tham dự cuộc họp. “Tôi cho rằng họ nghĩ là nếu họ cho tôi đi theo -một người đàn ông ngớ ngẩn với ý tưởng điên rồ – thì có lẽ tôi sẽ biến mất. ” Ông nhớ lại và nở một nụ cười.
Cuối cùng, họ cũng đồng ý đề ông mang theo bốn chiếc xe tới An Độ.
Tại một phòng y tế đông đúc nằm ngoài Chennai, Schoendorfer nhìn thấy một người cha mang theo đứa con trai 11 tuổi bị tàn tật của mình. Đây chính là lúc, Schoendorfer thầm nghĩ rồi vụt chạy ra ngoài và đẩy chiếc xe đến.
Chính khoảnh khắc cậu bé Emmanuel lần đầu tiên ngồi lên chiếc xe, Schoendorfer đã hiểu ra rằng phát minh của mình thực sự có giá trị hàn gán. Emmanuel trông rất vui vẻ phấn chấn. Mẹ của em đã phiên dịch lại lời của em: “Cảm ơn chú vì chiếc xe này”.
Khi Schoendorfer trở về nhà, công ty nơi anh đang làm việc bất ngờ bị phá sản. Anh quyết định không đi làm thuê nửa và chỉ chuyên tâm chế tạo xe lăn cho người khuyết tật. Nhiều năm liền, gia đình anh phải sống tàn tiện và đến khi tiền bạc bắt đầu cạn kiệt, Laurie vợ anh phải đi làm cho Sở An sinh Xã hội.
Kể từ lần trao tặng đầu tiên đó, tổ chức phi lợi nhuận của Schoendorfer, Free Wheelchair Mission, đã chuyển đi miễn phí 63.000 chiếc xe trọng lượng nhẹ cho những người không thể đi lại. 100.000 chiếc nữa đang được chuẩn bị.
Ngày nay, hai công ty Trung Quốc là nơi chuyên sản xuất những chiếc xe này và chúng có thể được chuyển tới bất cứ nơi đâu trên thế giới chỉ với giá 41 đô la và 17 xu. Chúng được chuyển bằng đường biển tới 45 quốc gia trên thế giới như là Angola, Zimbabwe, Mongolia, Trung Quốc, An Độ, Peru, Cộng hòa Quần đảo Fiji,. .. và Iraq. Tại đây, vào năm 2004, binh chúng lính thủy đánh bộ của Mỹ đã chuyền chúng tới hàng trăm người dân. Với hơn 100 triệu người nghèo bị tàn tật ở các nước đang phát triển, Schoendorfer hiều rằng công việc của ông chưa kết thúc. “Tôi đã đặt ra mục tiêu là cho tới năm 2010, số xe miễn phí được gửi đến những người tàn tật sẽ đạt tới con sổ 20 triệu chiếc”, ông tâm sự.
Trong mỗi chuyến đỉ với số lượng xe tặng ngày càng nhiều, nhà phát minh này đã tận mắt trông thấy những hiệu quả thiết thực mà phát minh của mình đem lại cho cuộc sống con người. Cậu bé Indra sống ở Chennai trước kia không bao giờ dám mơ ước tới trường, nhưng giờ đây cậu đang nỗ lực học tập để trở thành một kiến trúc sư.
Một bà mẹ người Angola đã bị mất đỉ đôi bàn chân do một lần vướng mìn khi đang làm việc trên cánh đồng nay đã có thể chăm sóc con nhỏ. Một ngưòỉ đàn ông An Độ ở Cochin, biệt danh là “Năm mươi hai”, đã kề với các tình nguyện viên rằng suốt 52 năm qua ông không ngừng cầu nguyện mỗi ngày với hy vọng một người nào đó sẽ tới và đối xử tốt với ông. Và chiếc xe này là món quà ý nghĩa đầu tiên ông nhận được.
Các tình nguyện viên đã chụp hình những người nhận xe khi họ lần đầu tiên ngồi lên chiếc xe lăn. “Trông họ chẳng khác nào đang trong ngày cưới hoặc lễ tốt nghiệp. Không càn phải hỏi, đó là ngày quan trọng nhất trong cuộc đời họ. Đó là ngày cuộc sống của họ trở lại. ” – Schoendorfer giải thích.