ÂM THANH, RÂU TÓC VÀ NỐT RUỒI VÀ ĐỘNG TÁC
Đối vớ itướng học, tứ chi có một vai trò rất quan trọng trong việc quan sát mạng vận và cá tính con người. Người ta nghiệm thấy những người trì độn hoặc suốt đời khốn khổ dù bộ vị trên mặt không lấy gì quá tệ đều có tứ chi bất quân xứng hay không ngay thẳng. Bởi lẽ đó, tác giả Trần Đạm Giã đã nói: “Tứ chi đối với con người cũng như bốn mùa đối với sự phát triển của vạn vật. Bốn mùa mà không điều hoà thì vạn vật khó sinh sôi nẩy nở. Tứ chi không ngay thẳng, cân xứng thì kẻ đó suốt đời khốn khổ. “
Dưới nhãn quan tướng học Á đông, diện mạo được coi như thân cây, chân tay ví như cành nhánh. Có cây tốt thân mà xấu cành, có cây lại tốt cành mà xấu thân. Cành và thân đều tốt đã đành là quý, nhưng cành tốt thân xấu hay ngược lại thì cây đó vẫn có thẻ khả dụng. Cho nên, nếu Ngũ Quan, Tam Đình, Ngũ Nhạc có bị khuyết điểm đôi chút về mặt hình thức mà tứ chi hợp cách (Hợp cách ở đâycó nghĩa là tứ chi tương xứng với thân hình;thẳng xuôi, văn tay, văn chân rõ đẹp, hội đủ các điều kiện tất yếu của chân và tay mà tướng học đòi hỏi) vẫn được coi là loại tướng khả dĩ có phú quý.
a) Tay 1
– Cánh tay hợp cách
– Cánh tay trên(từ vai đến khuỷ tay) gọi là lông cốt; cánh tay (từ khuỷ tay đến cổ tay) gọi là Hổ cốt. Hổ cốt bao giờ cũng phải ngắn hơn lông cốt mới đúng điều kiện tự nhiên, xương không được lộ.
– Cánh tay phải xuôi thẳng như măng tre, trên to dưới nhỏ dần và màu Sắc tươi mịn.
– Cánh tay (trong tướng thuật cánh tay chỉ tính từ vai đến cổ tay) phải dài hơn thân mình.
* Riêng cánh tay có nhiều ý nghĩa:
– Tay thẳng như măng tre: đầu óc thông minh. Ngược lại, đầu óc thiếu sáng suốt, cục xúc thô lỗ.
– Tay xuôi và dài gần tới gối: tướng vừa quý vừa hiền. Ngược lại, là kẻ bần tiện
– Tay tươi mịn: có số được hưởng phúc thọ. Ngược lại, cực khổ mới có miếng ăn.
– Cánh tay tự nhiên mềm mại và nhỏ nhắn: có số thanh quý; thô cứng: nghèo hèn
– Người nhỏ cánh tay lớn: hao tài
– Người lớn cánh tay nhỏ: bần cùng.
2- Lòng bàn tay hợp cách
– Không dày không mỏng,
– Có huyết Sắc.
– Có chỉ tay tươi mịn và rõ không đứt đoạn.
– Bàn tay phải thích hợp với từng loại người (vd: như người hình Kim thì bàn tay phải vuông, người hình Mộc thì bàn tay phải xuôi và gày)
– Lòng bàn tay vô bệnh mà thường có mồ hôi là kẻ thường hay khổ tâm nhọc trí. – Lòng bàn tay ngắn mỏng: số hơN
– Lòng bàn tay nổi cao xung quanh, giữa hơi lõm xuống: số giàu
– Lòng bàn tay đầy đặn, dài hơn ngón tay: số quí hiển.
– Lông bàn tay đỏ như hoa son: vinh hoa phú quý, nhưng đỏ như huyết lại là kẻ tàn nhẫn, có tính háo sát.
– Bàn tay khô khan cằn cỗi như đất vường hoang: nghèo hèn.
– Đàn bà mà gan tay quá mềm : có tính dâm đãng.
3- Ngón tay hợp cách
– Ngón tay thẳng không cong không lệch.
– Phía tiếp can với bàn tay lớn rồi thon dần lên đến đầu ngón tay.
– Màu Sắc, mềm cứng phải tương xứng với bàn tay.
– Ngón tay trỏ tương đương về chiều dài lẫn hình dạng với ngón tay áp út, chiều dài ngón tay cái tương đương với chiều dài ngón tay áp út.
* Ngón tay có những ý nghĩa chính sau đây :
– Ngón tay nhỏ và xuôi dài : Thanh quý (có tiếng mà không có miếng)
– Ngón tay quá ngắn và không tròn đầu: nhu đần, đê tiện.
– Ngón tay mềm, khoảng cách giữa các ngón tay Khít lại: giữ được tiền, biển lận.
– Ngón tay cứng, khoảng cách giữa các ngón tay thưa: phá tán, khuyết giữ được tiền ưa hoang phí.
– Ngón tay tươi tắn: tâm tính tao nhã.
– Ngón tay dùi đục: tâm tính lỗ mảng thô tục
b) Chân
1- Cẳng chân hợp cách (tính từ chỗ tiếp giáp với thân mình đến Mắt cá)
– Tương xứng với thân hình cả về chiều dài lẫn vóc dáng.
Ngay thẳng vững chắc.
– Xương thịt thích nghi.
– Không được ngắn hơn thân mình nhưng cũng không được dài hơn tay
-Cẳng dưới phải có lông vừa phải, lông chân dài vừa tần hơi thưa và mềm
* Chân có những ý nghĩa đáng lưu ý sau đây :
– Thịt chân rắn chắc vừa phải, chân thằng: tư tưởng cao thượng, tính tình hoà nhã.
– Cẳng chân quá lớn là tướng kẻ làm việc nhọc nhằn, đầu óc trì độn nhưng sống lâu, quá nhỏ là tướng lười biếng, yểu thọ.
– Cẳng chân quá ngắn không bao giờ ở được địa vị cao cả.
– Chân cẳng thô: tính nết lỗ mãng, khó thành công mà lại dễ thât bại, cảm xúc có tính cách theo bản năng hơn là lý trí.
– Đầu gối thích ứng (nghĩa là bình xứng với độ cao của mông): tính tình dũng cảm nhưng khiêm cung.
– Đầu gối hình tròn: người có chí Khí cao, có khả năng làm được nhiều việc lớn.
– Đầu gối lỏng lẻo(khi duỗi thẳng cẳng chân): con người lao lực hoặc về thể xác hoặc về tinh thần. Ngoài ra còn là dấu hiệu thân thể suy nhược.
– Dầu gối chặt chẽ (khi duỗi thảng chân đầu gối không thể di động được thì gọi là chặt chẽ): tính nết cương trực, có Khí phách cao xa, thân thể khoẻ mạnh.
-Đầu gối hình tròn như quả núi: tính nết gian xào hay có hành vi hoặc tư tưởng bất chính.
2- Bàn chân hợp cách
– Có dạng vuông, rộng rãi, rắn rỏi và dày
– Không quá rộng bề ngang.
– Gót chân rộng và bằng.
– Gan bàn chân hơi vũm.
– Năm ngón chân phải in sát mặt đất
– Gan bán chân chỉ chân rõ và sâu.
* Bàn chân vuông, dày, rộng: tướng khoẻ mạnh phú quý, nhưng quá rộng lại là số cực nhọc về sinh kế.
– Hẹp thô lỏng, nghèo khổ.
– Lòng bàn chân có nốt ruồi hoặc có các chỉ chân rõ ràng : sốphú quý vinh hiển.
– Bàn chân phía dưới bằng phẳng như tấm ván: vừa nghèo hèn vừa ngu độn.
– Lòng bàn chân vũm và các ngón chân cùng ở trên một mặt phẳng: thông minh giàu có.
3, Ngón chân hợp cách
– Các ngón phải khít không được dài quá
– Chiền dài các ngón không được chênh lệch.
– Các ngón chân nên có lằn sâu và rõ chạy dọc theo chiều dài mỗi ngón.
– Ngón chân ngắn: số an nhàn.
– Ngón nhân dài số hay gặp trắc trở hoặc vất vả. Đàn ông ngón chân dài xấu hơn đàn bà về mặt mạng vận nhưng tính nết thường là thành thực.
– Năm ngón chân khít nhau: chủ về giàu, ngược lại là dấu hiệu nghèo túng.
– Chiều dào năm ngón chân tương đương: có tài năng cao khí phách rộng, làm việc có kế hoạch rõ ràng.
– Năm ngón chân lệch lạc so le: khí lượng hẹp hòi, làm việc theo bản năng, không biết đường tiến thoái.