ÂM THANH, RÂU TÓC VÀ NỐT RUỒI VÀ ĐỘNG TÁC
a) Cổ
Theo quan điểm của Á Đông cổ được coi là rường cột của con người nên xét 1 cách tổng quát thì cổ nảy nở, tròm đầy, cứng mạnh là tướng tốt, chủ về phú quí. Cổ mảnh dẻ nghiêng lệch chủ về chết yểu. Người mập cổ không nên dài, người gầy cổ không được ngắn. đi ngược lại với tổng tắc đó, con người sẽ gặp nhiều điều không may. Tuy nhiên, sự dài ngắn cũng phải tới giới hạn nào đó. Nếu cổ dài như cổ cò, ngắn như cổ heo thì lại bất hợp cách.
Bàn về sự lớn nhỏ của cân xứng cũng vậy. Cổ quá lớn, trông như cái cột, lấn lướt cả thân mình, hoặc quá nhỏ như cổ bầu rượu đều là liệt cách.
Một điểm cần lưu ý là dù cổ lớn hay nhỏ, dài hay ngắn đều không nên lộ hầu vì lộ hầu chủ về gian truân trì trệ. Về thế Cổ người ta phân biệt:
– Cổ nhỏ, dài: con người bần tiện, nếu lại thêm lệch lạc nữa thì tính nết số mạng không ra gì
– Cổ lớn và mập: không nên có tàn nhang và tạp Sắc. Nếu có khuyết điểm này thì tính nết bỉ ổi, tầm thường vận mạng không được hanh thông
– Thế cổ như hướng về phía trước nhưng không được quá lộ liễu, chủ về tính nết hòa ái phong nhã
– Thế của cổ hướng về sau chủ về cá tính nhu nhược, số kiếp hay gặp sóng gió bất ngờ
-Cổ tròn dài như cổ hạc: dễ phát nhưng chung cuộc không được an lành. Tuy nhiên nếu, mập và cả đầu tương xứng như chim yến thì là tướng đại phú quí
b) Lưng
Tướng lưng tốt phải hội đủ các điều kiện sau đây:
– Đầy đặn
– Rắn chắc
– Cân xứng
– Nở nang Có được những biểu hiện trên thì nội tạng ổn cố, ít tai họa, được hưởng phúc lộc Trái lại lưng mỏng, thế yếu, lưng cong… đều là các loại tướng xấu, nội tạng không ổn định, tinh thần suy nhược, cho nên Ngũ Quan, Lục Phủ có tốt cũng khó mà phát huy ưu điểm của mình hầu đưa đến thành công trong thực tế
c) Eo lưng
Đó là tiếp giáp với phần dưới bả vai chạy dài theo 2 bên cạnh sườn xuống đến tận mông. Phía trước của eo lưng là bụng liên quan mật thiết với nhau.
Sách thần tướng toàn biên đã rất có lý khi nói rằng: “Eo lưng là thành Quách của bụng. Mọi sự an nguy của bụng đều dựa vào eo lưng cả” Bởi vậy trong tướng học Á Đông eo lưng phải ngay thẳng rộng dày. Kẻ có eo lưng như vậy là kẻ có phúc lộc. Eo lưng hẹp, lép, mảnh mai là tướng kẻ đa thành đa bại, thân thể suy nhược Eo lưng rộng rãi bằng phẵng tương ứng với mông là eo lưng thượng cách chủ về thọ Eo lưng cong (hõm xuống, lồi lên) hẹp lệch không tương xứng với mông là tướng hạ cách, chủ về tính nết nhu nhược, khó thành đạt. Đàn ông tối kị eo lưng thắt đáy lưng ong. Đàn bà nếu eo lưng quá nhỏ và bó lại ở phần giữa, đường tử tức có rất nhiều điểm bất lợi.
Viên Liễu Trang đã nói: đàn bà thân nhẹ, thắt đáy lưng ong, nhan sắc mĩ miều, lấy làm thiếp thì được chứ chẳng nên lấy làm vợ chính thức vì lẽ kể trên.
d) Bụng
Bụng cần phải tròn đầy và hướng xuống, hình dáng Thanh nhã và chắc chắn.
Bởi vậy tướng học có câu: “Bụng tròn, mạnh mẽ, hướng xuống là tướng của kẻ phú quý trường thọ”.
Đem quan niệm Âm Dương áp dụng vào thân thể, Bụng được xếp vào loại Âm, Ngực xếp vào loại dương. Âm phải hướng xuống mới hợp vị thế. Cho nên, thế Bụng hướng lên là kẻ ngu đần, da bụng mỏng lắm bệnh nội tạng.
e) Ngực
Bụng và Ngực được coi là phần chứa đựng thần Khí của toàn thân, kho đựng của lục phủ ngũ tạng, ngực ngay thẳng rộng rãi chắc chắn thì thần Khí an hoà, phú quý khả kỳ, trí cao tài lớn. Ngực hẹp, lệch lạc thì bụng cũng ảnh hưởng theo, nên thần Khí bế tắc, nội tạng nghiên lệch: tâm tình ngu độn thất thường khó có thể trường thọ, mưu cầu công danh cũng khó thành đạt.
Trên khu của Ngực có Vú. Vú đối với cá tính và vận mạng con người có vai trò khá quan trọng. Dưới nhãn quan tướng học, Vú không nên hướng lên, mà núm Vú cần ngang hoặc chúc xuống, có màu Sắc tươi hồng mới được gọi là cát tướng chủ về khoẻ mạnh, nhiều con và phú quý. Núm vú dài là tướng kẻ
bần cùng, không nên mưu cầu công danh, phú quý lam chi vô ích.
Về cách xem tướng ngực, Thần tướng toàn biên có đưa ra phương thức so sánh với các ý nghĩa như sau:
– Ngực dài hơn khuôn mặt chút đỉnh, hoặc bằng là tướng người trí cao, lộc hậu. – Ngực ngắn hơn khuôn mặt chủ về trí thô, tài mọn, phúc mõng.
f) Rốn
Rốn cần phải sâu và rộng mới hợp cách;lồi, hẹp là sái cách.
– Rốn sâu, rộng, tương xứng với thân hình chủ về có tài trí và phúc lộc
– Rốn hẹp và nông cạn chủ về ngu đần vất vả.
– Thế rốn hướng lên: đầu óc minh mẫn, hưởng phúc
– Thế rốn hướng xuống: đầu óc tối ám, phước lộc ít.
– Rốn thấp so với toàn thể bụng: khiến thức rộng rãi, nhình xa thấy rộng.
– Rốn cao so với bụng: kiến thức nông cạn, không biết tính trước liệu sau.
g) Hạ bộ
Nhà tướng học khét tiếng đời Minh là Viên Liễu Trang nói rằng: “Đến những nơi như cầu tiêu, nhà tắm ta sẽ phát hiện ra được những hiện tượng kinh người. “Như vậy, tướng học không những chỉ chú trọng quan sát những điều dễ phát hiện ở khuôn mặt, tay chân mà còn phải lưu tâm tới cả những nơi bí ẩn của con người vẫn được che đậy kín đáo. Muốn biết hạ bộ ra sao mà không cần khổ công như Liễu Trang, Nhất Hạnh thì ta có thể theo bí quyết của Trần Đạn Giã, tác giả bộ “Tướng lý hoàn nhân” Đàn ông nhìn Mũi, đàn bà nhìn Miệng, trên sao dưới vậy.
Bàn về những nết tướng hạ bộ, cổ thư đưa ra một số nhận thức sau:
– Đại tiện chậm hoặc vuông: quý hiển phi thường – Tiểu tiện vọt ra thành như hạt châu, hoặc mưa chủ về quý; thẳng và rũ xuống chủ về tiện
– Âm hộ (kể cả nam lẫn nữ) nhiều lông thì quý nhưng dâm, không lông thì nghèo và tính nết đê tiện.