CÁCH THÚC THỜ CÚNG GIA TIÊN – Quy tắc bàì trí bàn thờ

Quy tắc bàì trí bàn thờ

– Quy tắc Ầm Dương và Vô Cực: Theo phong tục Việt Nam. Người ta trang hoàng bàn thờ bằng hai màu chính là vàng và đỏ. Căn cứ trong cách giải thích vũ trụ quan của Lão giáo, thì màu vàng và màu đỏ biểu tượng cho khí âm dương tiên thiên. Vào thời nguyên thủy, hai màu vàng, đỏ trộn lẫn với nhau trong Thái cực, (mà Thái Cực sinh ra âm dương, âm dương sinh ra Ngũ Hành để tạo ra trời đất).

Bát nhang tượng trưng cho “Vô Cực”, tức là tính không cùng cực trong nghĩa lý vô cực của trời đất. ■ Lư hương tượng trưng cho âm dương. Lư hương và hai chân đèn gọi là bộ “Tam Sự”. Nếu có thêm “ốhg đựng hương” và “ống đựng đũa” thì lư hương, hai chân đèn, ống đựng hương, và ốhg đựng đũa được gọi là bộ “Ngũ Sự”.

– Quy tắc Ngũ Hành: Việc bày bàn thờ còn phải theo tiêu chuẩn của Ngũ Hành: Kim (lư hương, chân đèn), Mộc (chân nhang, đũa, bài vị), Thủy (nước và rượu), Hỏa (đèn, nến), và Thổ (cát trong bát nhang, hay các đồ bằng sứ).

Ngày nay người ta bày 5 thứ trái cây ỏ địa phương hợp với ước muôn của dân chúng như: mãng cầu, xoài, đu đủ, thơm (dứa), và mận,.. – Đông bình Tây quả: Bình hoa (hoa) và mâm ngũ quả (trái cây) được bày theo quy tắc “Đông bình Tây quả”, tức là bình hoa đặt ồ phía Đông và mâm ngũ quả đặt ở phía Tây vì có hoa rồi mới có quả. Nhờ ánh sáng mặt trời từ phương Đông nên hoa mới kết thành quả.

Hoa quả mang ý nghĩa dưỡng dục sinh thành của tổ tiên, ông bà, và cha mẹ.

Vì bàn thò được thiết lập tùy theo tiện nghi trong nhà, không nhất thiết phải theo đúng phương hướng thực của đất tròi nên người ta phân biệt Đông và Tây bằng cách căn cứ vào hướng của bàn thò đã được thiết lập sẵn. Không cần biết hướng thật của bàn thò là hướng nào nhưng người ta cử đương nhiên coi hướng bàn thờ là hướng Nam.

Lý do là theo phong tục về nghi lễ, khi xây từ đường, miếu, chùa, hay đền thờ, người ta thường xây mặt tiền quay mặt về hướng Nam. Chính vì thế mà người ta có thói quen bày bàn thờ ở trong nhà, nếu có thể được, theo hướng Nam. Nếu không thể bày theo hướng chính Nam, người ta cũng cứ coi hướng bàn thò đã bày là hưống Nam. Nếu coi hướng bàn thò là hướng Nam thì bình hoa phải được để ở bên trái (phía Đông) và mâm ngũ quả được bày ở bên phải (phía Tây) của bàn thờ tính theo hướng của bàn thờ.

Quy tắc Tam Tài (Thiên Địa Nhăn): Lý do phải bày ba bát cơm, ba đôi đũa, ba chén rượu hay nước trên bàn thờ ỉà tượng trưng cho Tam Tài là Thiên, Địa, và Nhân, tức là Trời, Đất, và Người. Điều này có liên quan đến lẽ biến dịch của vũ trụ. Người được coi là nơi qui tụ đức của trời và đất. Khi cúng, mỗi người thường thắp 3 nén nhang cũng nằm trong ý nghĩa này.

Tuy nhiên, ngày nay việc bày bàn thờ còn tùy theo mỗi nơi và mỗi gia đình, tùy theo phương tiện, giàu nghèo, bày thế nào cũng được, miễn sao thể hiện được sự trang nghiêm, thành kính, và đẹp mắt.

Việc cúng tổ tiên còn thể hiện trong câu “sống sao thác vậy”. Câu này có ngụ ý là, tuy người thân đã mất nhưng lòng kính mến của người trong gia đình đối vối người quá cố vẫn giông như lúc họ còn sinh tiền. Khi sông người quá cố thích thứ gì thì khi chết sẽ được con cháu cúng thứ đó, Chú ý khi cúng giỗ Tổ tiên: Trong phong tục thờ cúng Tổ Tiên thì lễ cúng vong linh người đã khuất vào các kỳ giỗ: ông, bà, bô’, mẹ, chồng (vợ) là quan trọng nhất Cúng giỗ gia tiên thể hiện đạo hiếu, thể hiện tấm lòng thủy chung thương tiếc của người đang sống với người đã khuất. Nên vào ngày giỗ của tổ tiên, nhà giàu thì có tố’ chức cúng lễ linh đình mời họ mạc gần xa, anh em bằng hữu về dự, còn nhà nghèo túng thì bát cơn, quả trứng, đĩa muôi, lưng canh với ba nén nhang, cây đèn dầu cúng người đã khuất.

Theo tục xưa: Nếu bó đã chết thì phải khấh là: Hiển khảo Nếu mẹ đã chết thì phải khấn là: Hiển tỷ Nếu ông đã chết thì phải khấn là: Tổ khảo Nếu bà đã chết thì phải khấn là: Tổ tỷ Nếu cụ ông đã chết thì phải khấn là: Tằng Tổ Khảo Nếu cụ bà đã chết thì phải khấn là: Tằng Tổ Tỷ Nếu anh em đã chết thì phải khấn là: Thệ huynh, Thệ đệ. Nêu chị em đã chết thì phải khấn là: Thể tỵ, Thể muội. Nếu cô dì chú bác đã chết thì phải khấn là: Bả thúc Cô Di, Tỷ Muội Hoặc khấn chung là Cao Tằng Tổ Khảo, Cao tàng tổ tỷ nội ngoại gia tiên.

Bàn thờ vọng

Bàn thờ vọng áp dụng cho con cháu sống xa quê, hướng vọng về quê, thò cha mẹ ông bà tổ tiên, hương khói trong những ngày giỗ, tết.

Ngày xưa, với nền kinh tế nông nghiệp tự cung, tự cấp, người nông dân suốt đời không ròi quê cha đất tổ, chuyển cư sang làng bên cạnh cũng đã gọi là biệt quán, ly hương, vì vậy bàn thờ vọng chỉ là hiện tượng cá biệt và tạm thời, chưa thành phong tục phổ biến. “Vọng bái”, nghĩa là vái lạy từ xa. Ngày xưa, khi triều đình có những điển lễ lớn, các quan trong triều tập trung trước sân rồng làm lễ, các quan ỏ các tỉnh hoặc nơi biên ải, thiết lập hương án trưóc sân công đường, thắp hương, nến, hưống về kinh đô quỳ lạy Thiên tử.

Khi nghe tin cha mẹ hoặc ông bà mất,‘ con cháu chưa kịp về quê chịu tang, cũng thiết lập hương án ngoài sân, hướng về quê làm lễ tương tự. Các thiện nam tín nữ hàng năm đì trẩy hội đền thò Đức Thánh Trần ỏ Vạn Kiếp, đức Thánh Mẫu ở Đền Sòng v.v… dần dần về sau, đường sá xa xôi, cách trở, đi lại khó khăn, cũng lập bàn thờ vọng như vậy. Nơi có nhiều tín đồ tập trung, dần dần hình thành tổ chức. Các thiện nam tín nữ quyên góp nhau cùng xây dựng tại chỗ một đền thờ khác, rồi cử người đến bàn thờ chính xin bát hương về thờ, Những đền thờ đó gọi là vọng từ.

Bàn thờ vọng ông bà cha mẹ chỉ được lập trong trường hợp con sốhg xa quê. Những người con thứ, bất cứ giàu nghèo, sang hèn thế nào, nếu ở gần cánh cửa trưởng trên đất tổ phụ lưu lại, thì đến ngày giỗ, ngày tết, con thứ phải có phận sự hoặc góp lễ, hoặc đưa lễ đến nhà thờ hay nhà con truởng làm lễ, cho dù cửa trương chỉ thuộc hàng cháu, thì chú hoặc ông chú vẫn phải thờ cúng ông bà tại nhà cửa trưỏng. Do đó không có lệ lập bàn thờ vọng đôì cửa thứ ngay ở quê nhà. Nếu cửa trưởng khuyết hoặc xa quê, thì người con thứ 2 thế trưỏng được lập bàn thờ chính, còn bàn thờ ở nhà người anh cả ỏ xa quê lại là bàn thờ vọng.

Đó là phong tục rất hay và rất có ý nghĩa. Bởi lẽ chữ Hiếu đi đôi với chữ Đệ. Khi sống cũng như đã mất, ông bà cha mẹ bao giờ cũng mong muốh anh chị em sống hòa thuận, một nhà đầm ấm. Thỉnh vong hồn về cầu cúng lễ bái, mà anh chị em ở gần nhau không sum họp, mỗi người cúng một nơi, thì đó là mầm mông của sự bất hoà, vong hồn làm sao mà thanh thản được.

Viết một bình luận