BẢN CHẤT CỦA TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG Tổ TIÊN

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ồ Việt Nam đã trở thành một tôn giáo gọi là Đạo Ong Bà. Xoay quanh vấn đề nói trên còn rất nhiều tranh cãi, trong phạm vi của cuộn sách này, chúng tôi xin trình bày một cách đơn giản dễ hiểu nhất về bản chất của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt như sau: Đây là một loại niềm tin. Người Á Đông nói chung và người Việt nói riêng tin rằng người chết không mất đi vĩnh viễn mà chỉ là đi sang một thế giối khác và vẫn thường xuyên qua lại trần gian thăm hỏi phù hộ cho con cháu.

Do đó, nhiều người coi cái chết “nhẹ tựa lông hồng”, đón nhận nó như một quy luật tất yếu của nhân gian, chết như thể là trở về cội nguồn, trở về với bàn tay bao bọc che trở của ông bà, cha mẹ… Nói rộng hơn, tổ tiên của người Việt còn bao gồm cả nhũng người có công với cộng đồng làng xã, quê hương đất nước như vua Hùng, mẹ Âu Cơ, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi…

Qua đây còn thể hiện một đạo lý “Uổng nưởc nhớ nguồn”, tốt đẹp của người Việt. Từ xưa cho đến nay đạo hiếu, lòng biết ơn người đì trưốc luôn là chuẩn mực của làm người được coi trọng hàng đầu của dân tộc ta. Tinh thần này đã bồi đắp nên ý chí kiên cường cho lóp lớp thế hệ người Việt trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Còn nhớ, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã từng viết:

“Thà đui mà giữ đạo nhà

Còn hơn có mắt ông cha không thờ”.

Câu nói của ông đã khích lệ nhân dân Việt Nam đứng lên đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược, tuy thất

bại nhưng vẫn còn đó một huyền thoại bất khuất về các nghĩa sỹ Cần Giuộc. Bởi vậy khi nói đến khí chất và tính cách con người Việt Nam, chúng ta không thể nào không nhắc đến tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên có từ hàng ngàn đời nay.

Viết một bình luận